en vi
Đền Cầu Muối

Đền Cầu Muối

xã Tân Thành, Phú Bình, Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Đình - đền - chùa Cầu Muối nằm ở trung tâm làng Cầu Muối thuộc xã Tân Thành, Phú Bình, Thái Nguyên. Đây là cụm di tích gồm đình Cầu Muối, chùa Cầu Muối và đền Cầu Muối, hay còn được gọi là đình Muối, chùa Muối và đền Muối. Đây là nơi thờ cúng thiêng liêng, là địa điểm thăm quan nổi tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Cụm di tích này cách thủ đô Hà Nội chừng 70km về phía Đông Bắc; cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía Đông Nam và cách trung tâm huyện Phú Bình 11km về phía Đông.

Theo sử sách ghi lại, làng Cầu Muối có từ thế kỷ 18, thời hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông (1705-1729). Trong nội dung văn bia khắc trên cây hương đá tứ diện“Linh Sơn Tự” tại chùa Cầu Muốicho biết: vào năm 1719, tức năm Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thịnh, đình - đền - chùa Cầu Muối được xây dựng ở trung tâm làng Cầu Muối, xã Tân Thành, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên, gồm 1 đình, 2 đền và 1 chùa. Cụm di tích nằm ở thế tọa sơn, trên ba quả đồi rộng khoảng hơn 3ha, với cảnh mây núi bao phủ, gió mát quanh năm tạo nên môi trường tĩnh mịch, thanh bạch, cổ kính và uy nghiêm.

Truyền thuyết kể rằng, xưa kia vào thời Hậu Lê, có 2 mẹ con bà bán muối ở Tiên Du, Bắc Ninh đi cung cấp muối để nuôi quân và nuôi dân trong vùng. Khi ngang khu vực này, thì thấy không khí trong lành, núi non hùng vĩ và nhiều cây xanh tốt bèn dừng chân tại đây để nghỉ ngơi. Người con thấy khát nước nên đòi người mẹ đi lấy nước. Người mẹ xuống khe suối ngay dưới chân núi lấy nước rồi mang lên cho con.Nhưng lúc quay lại thì không thấy người con đâu. Lo lắng, người mẹ và dân làng đi tìm xung quanh, ba bốn ngày sau mới tìm thấy xác người con bị hổ vồ chết. Nhưng kỳ lạ, hổ đói lại không ăn thịt. Và cũng kì lạ hơn, không biết từ đâu, mối đã đùn đất che kín người con chỉ để hở 2 bàn chân. Dân làng thấy lạ, bèn làm lễ cúng, đắp mộvà chôn cất người con tại đó. Mỗi ngày, mỗi tháng qua đi phần mộ đó được mối đùn đất lên ngày một to hơn và thành một gò đất cao. Lúc đó, dân làng được Mẫu báo mộng cho biết đó là vùng đất thiêng, bèn lập đền thờ Công Đồng Cầu Muối, thờ mẫu Liễu Hạnh ngay trên gò đất đó và trông coi cẩn thận từ đó đến bây giờ.

Cũng từ ngày đó, biết đây là vùng đất thiêng, dân làng dựng thêm lên 01 ngôi đình, 01 ngôi chùa và 01 ngôi đền, đều đặt tên là Cầu Muối, chính là dựa theo truyền thuyết kể trên.

Hiện nay, đền Công Đồng Cầu Muối nằm trên một quả đồi hình bán nguyệt, cao chừng 50m, là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, quan Trần Triều và bà chúa Muối, nơi được tương truyền là rất linh ứng và thiêng liêng. Bên trong hậu cung của đền Công Đồng ngay dưới tượng và ban thờ Ngũ Hổ thần quan là mộ của bà chúa Muối, có trong truyền thuyết được nhân dân truyền miệng tới ngày nay.

Đình và Chùa Cầu Muối cùng nằm trên một quả đồi thoai thoải rộng khoảng hơn 1ha, có thế tựa sơn, xung quanh có đồi cây tươi tốt, khuôn viên rộng rãi và thoáng đãng. Đình Cầu Muối thờ thành hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương, tức đức thánh Đuổm Dương Tự Minh, thủ lĩnh phủ Phú Lương, một vị tướng tài dưới thời nhà Lý. Ông là một danh nhân lịch sử, người có công lớn giúp vua chỉ huy đánh đuổi giặc Tống, bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía bắc của đất nước Đại Việt. Ông còn có công lớn trong việc khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế và đã đưa phủ Phú Lương, trong đó có vùng đất Thái Nguyên trở nên trù phú, đem lại bình yên cho nhân dân vùng biên viễn phía Bắc. Sau khi mất, Dương Tự Minh được triều đình nhà Lý phong là “Uy viễn đôn Tĩnh Cao Sơn quảng độ chi thần”, các triều đại về sau đều có sắc phong ông là “Cao sơn quý minh thượng đẳng thần”. Dọc theo dải sông Cầu từ Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang…, nhân dân lập đền, miếu, đình để thờ cúng, tôn ông là Thành Hoàng Làng và được xem như là vị Thần hộ mệnh cho nhân dân.

Chùa Cầu Muối quay về phương Nam là nơi thờ Phật. Hướng Nam đón gió mát, tránh gió tây nóng; vừa là hướng thuận với triết lý âm dương ngũ hành; vừa có ý nghĩa là các Đức Phật và Bồ Tát ngồi quay hướng Nam để phổ độ và cứu vớt chúng sinh.

Đền Thượng tọa lạc trên một quả đồi cao chừng 100m, trông xa như hình một con voi phủ phục. Đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn – một vị thánh mẫu trong “Tứ Bất Tử” của đạo Tứ Phủ.

Đình – đền – chùa Cầu Muối không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa của nhân dân từ xưa đến này, mà còn là di tích lịch sử, nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược như: năm 1948, Đình – đền – chùa Cầu Muối là nơi dạy chữ quốc ngữ xóa nạn mù chữ cho nhân dân địa phương; năm 1950 một số đơn vị của đại đoàn 308 trong kháng chiến chống Pháp chọn nơi đây để làm việc và hội họp; năm 1951, đình – đền – chùa Cầu Muối còn là nơi cất dấu lương thực của huyện Phú Bình. Năm 1970, một số đơn vị chỉ huy của sư đoàn 304 đã đóng quân tại đây.

Với ý nghĩa văn hóa tâm linh và chứa đựng những giá trị lịch sử đó, đình – đền – chùa Cầu Muối đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh vào năm 2005.

Trước khi vào thăm quan đình - đền- chùa Cầu Muối, du khách sẽ gửi xe tại bãi gửi trông xe ở phía trước cụm di tích. Tùy theo tín ngưỡng, hành trình thăm quan của du khách có thể khác nhau. Thông thường du khách sẽ đến đình Cầu Muối thắp hương đầu tiên, nơi thờ thành hoàng làng, đức thánh Đuổm Dương Tự Minh. Một lư hương đá được đặt trước cửa đình để du khách thắp hương xin phép trước khi vào đình lễ thánh. Hai bên cửa đình có ban thờ 2 võ sỹ canh cửa. Bên phải đình, nhìn từ ngoài vào, có miếu thờ Sơn Thần, là nơi thờ thần núi; bên trái có miếu thờ Thổ Kỳ, là nơi thờ thổ địa. Theo dân gian, Sơn Thần, Thổ địa là thần Núi, thần Đất vị thần cai quản vùng đất, đồi núi nơi đó, sẽ phù hộ cho nhân dân, du khách thập phương có được công việc làm ăn được may mắn, thuận buồm xuôi gió, mọi việc thành công tốt đẹp.

Đình Cầu Muối có kiến trúc hình chữ đinh, gồm Tiền đình và Hậu cung, mái uốn vòm, lợp ngói Mũi cổ. Tiền đình có diện tích khoảng 70m2, cóban thờ sứ giả ở giữa, hai bên là ban thờvoi thần và ngựa thần, là linh vật của đức thánh Đuổm.Theo quan niệm của nhân dân, đây là nơi thờ những người bảo vệ cho đức thánh. Tiền đình còn là nơi để họp bàn các công việc quan trọng, là trung tâm sinh hoạt văn hóa chính trị của làng.

Hậu cung gồm hai gian dài 6m, rộng 4,5m, có bộ khung bằng gỗ Lim, tường xây 3 phía theo kiểu “tường hồi bít đốc”. Nơi thờ thành hoàng làng Đức Thánh Đuổm, Dương Tự Minh nằm ở gian thứ 2 trong Hậu cung, lùi về phía sau và nâng cao lên trên một cái gác lửng trang trọng mà không đóng kín cách biệt. phía trước là ban thờ Công Đồng, thờ quan văn, quan võ người giúp việc cho đức thánh Đuổm. Trước cửa hậu cung có hai câu đối được ghi:

 “Trưởng phù Việt địa trung - hưng - thánh”,

“Danh trấn Nam bang Thượng đẳng thần”

Có nghĩa:

“Trung hưng thánh, công phù đất Việt”

“Thần thượng đẳng, tiếng khắp trời Nam”.

Hiện nay, trước đình có cây Trâm Trai cổ thụ đã hơn 300 năm tuổi cành lá xum xuê tỏa bóng mát. Trong hậu cung của Đình Cầu Muối đang lưu giữ hương án, ngai thờ và một số hiện vật gốc khác có giá trị nghệ thuật và niên đại cổ xưa.

Tiếp theo, du khách tới thắp hương, lễ phật tại chùa Cầu Muối hay Linh Sơn Tự.Nằm trên cùng quả đồi và kề phía sau, bên trái đình Cầu Muối, cách một khoảng sân rộng rợp bóng cây xanh,trước đây, Linh Sơn Tự có chiều dài 7m, chiều rộng 5m, diện tích 35m2, khung chịu lực được làm bằng gỗ lim đen, kết cấu vỉ kèo theo lối “chồng, quá giang, kẻ chuyền”, mái lợp ngói Đáp Cầu. Nhưng do thời gian và qua hai cuộc kháng chiến, chùa bị hư hại và xuống cấp, nên vào năm 2015, chùa Cầu Muối được xây mới vớitổng diện tích 520m2, lợp bằng gói Mũi hài, mái uốn vòm với những chóp đao cong vút cổ kính, uy nghi và bề thế. Bộ khung chịu lực vàkết cấu bộ vì kèo được làm bằng bê tông. Gác Trống và gác Chuông nằm ở hai bên bậc thang lên chùa. Nằm ở trong, chính giữa chùa, ban Tam Bảo hay còn gọi là Đại hùng Bảo điện được bài trí tượng thờ theo triết lý của đạo Phật. Các lớp tượng được bố trí từ thấp lên cao, gợi không khí thanh bình, an lạc, thanh thoát, linh nghiêm và từ bi hỷ xả. Hàng dưới cùng là tòa Cửu Long có tượng Thích Ca Sơ Sinh. Hàng thứ hai có tượng Ngọc Hoàng. Hàng thứ ba có tượng Phật bà Quan Thế Âm, Phật Đạt Thế Chí Bồ Tát, Phật Tổ ở giữa. Hàng tượng trên cùng cao nhất là bộ tượng Tam Thế Phật gồm ba pho tượng Phật tượng trưng cho “Tam thế tam thiên Phật”, tức là ba ngàn đức Phật trong ba đời là hiện tại, quá khứ và vị lai. Theo tục lệ từ xa xưa của người phương Đông nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng, thì chúng ta đi lễ chùa sẽ tới ban Tam Bảo để cầu tài lộc, bình an cho bản thân, gia đình; những người làm ăn xa hay kinh doanh buôn bán hoặc đang công tác sẽ tới đây để mong muốn mọi việc thuận lợi, suôn sẻ và hoan hỉ.

Ở phía trước hai bên ban Tam Bảo có tượng và ban thờ vị hộ pháp. Nhìn từ ngoài vào, ngoài cùng bên phải là nơi đặtban thờ Đức Ông; bên trái là nơi đặt ban thờ Đức Thánh Hiền. Theo tài liệu ghi lại, Đức Ông là một doanh nhân giàu có và có tấm lòng quảng đại, luôn rộng vòng tay giúp đỡ người nghèo khó và một lòng hướng thiện. Với tâm đức trong sáng, tấm lòng nhân hậu, nên Đức Ông luôn được thờ tại các ngôi chùa. Ông được phong là Long Thần Hộ Pháp. Đồng thời, lúc sinh thời, ông hay làm việc thiện, giúp dỡ trẻ em, nên được coi là vị thần bảo vệ trẻ em. Cho nên, ngay nay, với những đứa bé khó nuôi, ốm đau, hay quấy khóc thì thường được cha mẹ làm lễ bán vào cửa Đức Ông, nhận làm đệ tử của ngài để mong con cháu của mình khỏe mạnh và thông minh. Khi hết hạn bán khoán (sau 13 tuổi), gia đình làm lễ lên chùa để chuộc lại. Đức Thánh Hiền là đệ tử đệ nhất đa văn của Đức Phật, Ngài đã tái sinh nhiều lần để cứu vớt chúng sinh. Các hoành phi câu đối trong chùa Cầu Muối đều được sơn son, thếp vàng, chạm khắc tinh xảo vàchuyển tải những nội dung nhiều ý nghĩa giáo dục của đạo Phật. Hiện nay, chùa Cầu Muối còn lưu giữ 23 pho tượng cổ và cây hương đá tứ diện “Linh Sơn Tự” được lập vào năm Hoàng triều Vĩnh Thịnh 14 (1719), ghi lại lịch sử của cụm di tích đình - đền - chùa Cầu Muối.

Nằm bên phải, kề phía sau đình Cầu Muối, nhà thờ tổ được xây 2 tầng, mái uốn vòm, lợp ngói Mũi cổ, với diện tích mỗi sàn khoảng 80m2, khánh thành vào 2016. Tầng 1 được dùng làm nhà kho và nơi làm việc của ban quản lý cụm di tích này. Tầng 2 là nơi thờ Phật tổ. Các hoành phi câu đối trong nhà thờ tổ đều được sơn son, thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua của mỗi phật tử hoặc du khách khi thăm quan và thắp thương bái Phật.

Sau khi thắp hương, lễ Thánh, lễ Phật tại đình – chùa Cầu Muối, du khách tản bộ khoảng 150m là tới đền Công Đồng, nằm trên quả đồi cao khoảng 50m, với nhiều cây xanh và ba tán cây Sau Sau cổ thụ chừng 200 năm tuổi tỏa bóng tạo không khí trong lành và thoáng mát cho ngôi đền.Đền Công Đồng, theo truyền thuyết,nằm trên mộ bà chúa Muối, nơi được coi là vùng đất thiêng, không được xâm phạm,được nhân dân gìn giữ và bảo vệ từ xưa tới nay.Bước qua các bậc thang đá để dẫn lên, du khách sẽ đến khoảng sân rộng và thoáng mát trước đền. Nơi đây có một án hương thờ Mẫu Bán Thiên, hay còn có tên khác như Mẫu Cửu Trùng Thiên, hay Lục Cung Vương Mẫu, hoặc Thiên Thanh Công Chúa. Tương truyền Mẫu Cửu Trùng không giáng trần, nên không có sự tích về Mẫu. Mẫu Cửu Trùng là vị Thánh Mẫu ngự trên chín tầng mây, cai quản Tiên cung, lục cung sáu viện và các Tiên thánh trên trời. Bởi vậy, ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên luôn được đặt ở ngoài trời.Theo quan điểm về tâm linh và triết học, việc thờ Mẫu Bán Thiên chính là mong muốn sự kết nối giữa trời và đất, giữa cõi âm và cõi dương, để ước mong mưa thuận gió hòa, cầu mong những điều tốt đẹp đến với cuộc sống con người. Nhìn từ ngoài vào, nằm ở phía trước hai bên đền Công Đồng có am thờ quan Sơn Thần ở bên trái, và am thờ Mẫu mẹ ở bên phải. Am quan Sơn Thần là nơi thờ thần Núi ở vùng này. Am thờ Mẫu mẹ là nơi thờ mẫu thân của bà Chúa Muối.

Từ sân đền, du khách bước tiếp bậc thang là tới đền Công Đồng, hai bên cửa đền có tượng và ban thờ hai võ sỹ bảo vệ đền. Với kiến trúc hình chữ Đinh, đền Công Đồng gồm ba gian Tiền tế và một gian Hậu cung. Các hương án, ban thờ, hoành phi, câu đối tại Tiền tế và Hậu cung đều được sơn son thếp vàng và trạm khắc hình rồng chầu nguyệt rất tinh xảo và đầy uy linh.

Tòa Tiền tế ba gian có chiều dài 9m, rộng 4m, với diện tích 36m2. Tại đây, nhìn từ ngoài vào, ở chính giữa có ban thờ Công Đồng hay còn gọi là cung Công Đồng. Bên trái có ban thờ Bà Chúa Sơn Trang và ban thờ Cô bé bản đền. Bên phải có ban thờ Quan Trần Triều,Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là vị tướng tài ba, có công lớn nhất trong 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Tiếp đến là ban thờ cậu bé bản đền.

Cung Công Đồng là nơi thờ ngũ vị Tôn Ông hay còn gọi là ngũ vị Quan lớn, gồm quan Đệ Nhất (áo đỏ), quan Đệ Nhị ( áo xanh), quan Đệ Tam ( áo Trắng), quan Đệ Tứ (áo vàng), quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm). Tương truyền các ngài đều là con trai của Ngọc Hoàng Thượng Đế, cai quản bốn phủ gồm Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ, Nhạc phủ. Thông thường, du khách đặt lễ vật, thắp hương và hành lễ tạiban Công Đồng trước khi vào Hậu cung làm lễ.

Tòa Hậu cung dài 5m, rộng 4m, với diện tích 20m2 là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh. Theo truyền thuyết, mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử. Bà là công chúa Quỳnh Hoa, con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, với 3 lần giáng trần độ thế. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân". Bà chính là vị Thánh Mẫu đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Nhiều làng xã và các đô thị ở Việt Nam đều có đền thờ mẫu Liễu Hạnh.Cung Mẫu đặt chính giữa Hậu Cung, trên hương án thờ Mẫu Liễu Hạnh có một pho tượngvới thần thái đẹp, hiền từ, phúc hậu và từ bi, đó chính là quan đệ nhất, người hầu của mẫu. Ởphía sau và cao hơn 1 chút là Tam tòa Thánh Mẫu gồm tượng Mẫu Thoải Cung, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh). Hạ ban là nơi thờ quanNgũ Hổ và bà Chúa Muối, nơi đây chính là mộ của bà Chúa Muối (hay gọi là đức Thánh Bà).Phía sau ban thờ mẫu, ở trên cao nhất có ban thờ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Trên hương án thờ có pho tượng của phật bà với nét mặt từ bi, hiền hậu, khi nhìn ngắm nhìnsẽ đem lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu, an lành và bình an. Đền thờ Công Đồng được nhân dân trong vùng và du khách thập phương tinrằng đây là nơirất linh ứng và thiêng liêng để nguyện cầu các việcnhư làm ăn, công tác, đi lại bình an, buôn bán,…

Sau khi thăm quan đền Công Đồng, du khách sẽ đi tiếp khoảng 300m về phía Tây Bắc để đến đền Thượng, là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn. Theo truyền thuyết ghi lại, Mẫu Thượng Ngàn là một trong một trong ba vịTam Tòa Thánh Mẫu, con gái đầu tiên Ngọc Hoàng Thượng Đế. Mẫu Thượng Ngàn là vị chúa cai quản chốn rừng xanh, đồi núi. Mẫu giúp cho nhân dân mùa màng bội thu, đời sống ấm lo, dạy dân cách dùng lửa và nấu ăn nên người dân hết lòng tôn kính, thờ phụng Mẫu cho tới ngày nay. Trong dân gian có câu truyền khẩu: “Thượng Cầu Muối, hạ Lục Đầu” đâu đâu cũng đều lập đền thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Nằm trên quả đồi cao hơn 100m được phủ xanh bởi cây keo và một số cây gỗ quý, trông xa như hình voi phủ phục, đền Thượng Cầu Muối có kiến trúc hình chữ Đinh gồm Tiền bái và Hậu cung, mái đền uốn vòm, được lợp ngói Mũi hài, tường hồi bít đốc. Trước cửa đền có cây hương đá thờ Mẫu Bán Thiên. Hai bên cửa đền có tượng hai võ sỹ bảo vệ. Tiền bái ba gian có chiều dài 7m, rộng 4m, diện tích 28m2. Tại đây, cóban thờ cung Công Đồng ở chính giữa; từ ngoài nhìn vào, bên trái có ban thờ Tứ phủ Chầu Bà và Tứ phủ Thánh Cô; bên phải có ban thờ Tứ phủ ông Hoàng và Tứ phủ Thánh Cậu. Hậu Cung có chiều dài 5m, rộng 3m, diện tích 15m2, là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn. Cung Mẫu đặt chính giữa Hậu Cung, trên hương án thờ có Tam tòa Thánh Mẫu gồm tượng Mẫu Thoải Cung, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên. Hạ ban là nơi thờ quan Ngũ Hổ. Theo dân gian, Mẫu Thượng Ngàn rất linh thiêng, phù hộ, độ trì các việc như lộc làm, lộc ăn, cầu tài, cầu con cầu của, mua xe, đi lại thượng lộ bình an.Các hương án, ban thờ, hoành phi, câu đối tại Tiền tế và Hậu cung của đền Thượng đều được sơn son thếp vàng và trạm khắc hình rồng chầu nguyệt rất tinh xảo và đầy uy linh.

Với khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng, không khí trong lành, hòa với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng bao quanh trùng điệp cho thấy cụm di tích đình- đền - chùa Cầu Muối có những nét đẹp độc đáo và sự uy nghiêm của vùng “địa linh hội tụ long mạch”.

Lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối gồm lễ khai xuân, bắt đầu từ mùng 04 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến hết tháng giêngvà lễ tất niên vào ngày 10 tháng 9 âm lịch hàng năm. Lễ hội khai xuân là dịp để nhân dân tưởng nhớtới công lao của các anh hùng đã có công đáng đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc; cũng như cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống nhân dân được no ấm và hạnh phúc. Vào những ngày này, người dân trong vùng từng bừng khai hội, tổ chức nhiều tiết mục văn nghệ, múa hát, múa lân đem lại không khíđầu xuân năm mới tưng bừng, phấn khởi; cùng với các nghi lễ như dâng hương, thỉnh chuông đã thu hút hàng triệu du khách thập phương về thăm quan. Câu nói trong dân gian “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” đã gắn liền với cụm di tích nàyđể nói về phong tục tập quán của người Việt. Bởi trongtâm thức của mình, từ xưa đến nay, muối luôn là thành phần không thể thiếu và rất quan trọng trong mỗi gia đình, tượng trưng cho sự mặn mà và no ấm. Nên tục mua muối đầu năm mang ý nghĩa nhân văn, được lưu truyền như là ước nguyện của người dân cầu mong năm mới được đủ đầy và may mắn.Ngày nay, nhiều gia đình, du khách thập phương khi tới thăm quan đình - đền - chùa Cầu Muối đều mua những túi muối, túi gạo được đóng nhỏ như là một phần lễ vật không thể thiếu khi làm lễ dânglên phật, thánh nơi đây. Những túi gạo, muối sau khi làm lễ xong, sẽ được mang về và đặt trang trọng trên ban thờ mỗi gia đình như là một lễ vậtvới ý nghĩa cầu mong mọi thành viên trong gia đình sẽ no ấm, đầy đủ, phấn khởi, may mắn, đậm đà trong các quan hệ làm ăn như vị đậm đà của muối

Trước đây, cụm di tích chỉ mở cửa đón nhân dân địa phương vào ngày lễ, hội,mùng một và ngày rằm theo lịch trăng hàng tháng. Nhưng những năm gần đây, với hệ thống giao thông thuận lợi, theo nguyện vọng của người dân trong vùng và du khách thập phương, đình - đền - chùa Cầu Muối mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần. Khi tới đây, du khách có thể chuẩn bị, sắm lễ vật trước hoặc có thể đến đây mua lễ vật được bày bán đầy đủ. Tùy theo tín ngưỡng, lễ vật của du khách có thể là lễ chay, lễ mặn hoặc lễ đồ sống.

Lễ chay gồm vật phẩm như hoa tươi, quả chín, trầu cau, bánh,oản, kẹo, xôi, chè, một vài túi gạo và túi muối. Chỉ được dâng lễ chay lên chùa và có thể đặt ở ban Tam Bảo, ban Đức Ông hoặc ban đức Thánh Hiền. Nếu chỉ có 1 lễ thì du khách nên đặt lễ vật ở ban Tam Bảo. Thứ tự hành lễ ở chùa như sau:Đặt lễ vật (nếu có), thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, ban Tam Bảo, thắp đèn nhang (nếu được phép), thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát. Sau khi hành lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương, hành lễở ban khác như ban đức Thánh Hiền, ban Hộ Pháp. Cuối cùng du khách dâng hương, hành lễ ở nhà thờ tổ.

Lễ chay hay lễ mặn đều có thểdâng ở đình, đền Cầu Muối. Lễ mặn gồm các vật phẩm như xôi, gà, rượu thịt, giò, chả, trầu cau, hoa tươi, quả chín, bánh kẹo, tiền vàng, một vài túi gạo và túi muối. Lễ mặn hay lễ chay đều có thể dâng các ban ở đình và đền Cầu Muối.Riêng lễ đồ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng) và có thêm tiền vàng chỉ dành riêng cho dâng cúng ở ban thờ quan Ngũ Hổ.

Trình tự hành lễ ở đình, đền Cầu Muối như sau:Đặt lễ vật (nếu có), thắp hương và hành lễ tại lư hương trước cửa đền, đình. Sau đó, có thể đặt lệ vật và thắp hương hay hành lễ tại ban Sứ giả. Tiếp theo, đặt lễ vật ở ban Công Đồng hoặc ở trong Hậu Cung. Nếu có 01 lễ thì du khách thường đặt ở ban Công Đồng. Sau khi đặt lễ vật xong thì hành lễ tại ban Công Đồng và Hậu Cung. Cuối cùng, du khách đi thắp hương, hành lễ ở các ban còn lại trong đình, đền Cầu Muối như ban thờ Tứ phủ Chầu Bà và Tứ phủ Thánh Cô, ban thờ Tứ phủ ông Hoàng và Tứ phủ Thánh Cậu, ban Trần Triều, ban thờ Sơn Thần, ban thờ Mẫu mẹ, ban thờ võ sỹ,…

Ngoài ra, tùy theo tín ngưỡng của mình, du khách có thể làm lễ theo đoàn để dâng nhữnglễ vật được thầy hướng dẫnđể dânglên Thánh, Mẫu, Phật ở đình - đền - chùa Cầu Muối với mong muốn phù trì vềcông việc thăng tiến, học hành đỗ đạt, cầu về bản mệnh an lành, cầu tự và lộc làm ăn, sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, tài lộc, bình an, gặp nhiều may mắn. Với du khách riêng lẻ thì lễ vật có thể đơn giản và tùy tâm, hoặc có thể đặt lễ đen (tiền dương) tại các ban hoặc để vào hòm Công đức, hay ghi phiếu Công đức.Trình tự dâng hương tại đình, đền, chùa như sau: Đầu tiên, du khách thắp hương từ trong ra ngoài, gian giữa được thắp hương trước;Tiếp theo, thắp hương ở các ban thờ hai bên từ phải qua trái;thắp hương ởban thượng trước, hạ ban thắp sau;khi thắp hương cần lưu ý thắp số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén; thường thắp 3 nén. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các đình, đền chùa đã thắp hương vòng, nên chúng ta có thể bỏ qua nghi lễ thắp hương. Sau khi thắp hương và đặt lễ xong thì thực hiện lễ khấn ởtại ban Thành hoàng, ban Công Đồng, Tam Tòa Thánh Mẫu, ban Sơn Trang, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, Trần Triều với các bài khấn có thể tham khảo trên ứng dụng du lịch thông minh Thái Nguyên.

Ngày nay, với khuôn viên rộng rãi, yên bình, quyện với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ, không khí trong lành, cùngnhững công trình có kiến trúc điêu khắc tâm linh có giá trị văn hóa và lịch sử đặc sắc, cụm di tích đình - đền - chùa Cầu Muối trở thành một địa điểm sáng về du lịch, là điểm thăm quan nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.Hàng năm, đình - đền - chùa Cầu Muối thu hút hàng triệu lượt khách thập phương về thăm quan, chiêm bái, cũng như tìm hiểu về truyền thuyết bà Chúa Muối, cùng thân thế, sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc, đức thánh Đuổm - Dương Tự Minh. Đến với cụm di tích đình - đền - chùa Cầu Muối, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh quan của làng quê bình dị êm ả; mà còn được lĩnh hội nhiều nội dung ý nghĩa giáo dục nhân văn, đem lại trong lòng mỗi du khách những dấu ấn đậm sâu, tâm hồn thanh thản, thanh tịnh, an nhiên và nhẹ lòng sau những phiền lo của cuộc sống để hướng tới một ngày mai tươi sáng hơn.

Ngoài Đền Cầu Muối, khi tham quan các đền ở Thái Nguyên, du khách sẽ được hòa mình vào không khí yên tĩnh, trang nghiêm và thánh thiện. Những ngôi đền, chùa thường được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với những tòa nhà cao và trang trọng, những cửa kính lấp lánh ánh sáng tỏa ra, tạo ra cảm giác linh thiêng và thiêng liêng cho những người đến thăm viếng. Bên cạnh đó, không gian trong các đền chùa thường được trang trí bằng những bức tượng Phật giáo, những bức tranh tường đầy màu sắc, tạo nên một không gian đầy nghệ thuật và tinh tế. Các đền chùa ở Thái Nguyên cũng thường có các khu vườn và nhiều cây xanh, tạo ra một môi trường xanh mát và yên bình, giúp khách tham quan tìm được sự thư giãn và thanh tịnh.

Địa chỉ xã Tân Thành, Phú Bình, Thái Nguyên
Giờ mở cửa 07:00:00
Giờ đóng cửa 22:00:00
Số điện thoại
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 1 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


    Chưa có bình luận nào.....

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ
SƠ ĐỒ ĐÌNH, ĐỀN, CHÙA CẦU MUỐI ĐƯỜNG ĐI ĐƯỜNG ĐI - KHUÔN VIÊN ĐỀN CÔNG ĐỒNG - - ĐỀN CÔNG ĐỒNG - - BẬC THANG - - MIẾU THỜ MẪU - - MIẾU THỜ SƠN THẦN - - LƯ HƯƠNG - - ĐỒI CÂY - - ĐỒI CÂY - - RUỘNG LÚA - - NHÀ Ở CỦA SƯ - - CHÙA CẦU MUỐI - - ĐÌNH CẦU MUỐI - - NHÀ THỜ TỔ - - CỬA HÀNG - - KHUÔN VIÊN ĐÌNH, CHÙA CẦU MUỐI - - ĐỒI CÂY - - ĐỒI CÂY - - ĐỒI CÂY - - ĐỒI CÂY - - BAN THỜ MẪUCỬU TRÙNG THIÊN - - NHÀ KHÁCH - - MIẾU THỜSƠN THẦN - - MIẾU THỜTHỔ ĐỊA- - ĐỀN CÔNG ĐỒNG - - BAN THỜMẪU CỬU TRÙNG - - BAN THỜHỘ PHÁP - - BAN THỜHỘ PHÁP - - NHÀ KHÁCH - - LƯ HƯƠNG - - BIA THÔNG - - LƯ HƯƠNG - - LƯ HƯƠNG - - LƯ HƯƠNG - - LẦU CHUÔNG - - LẦU TRỐNG - - CÂY CỔ THỤ - - CÂY CỔ THỤ - Biển Báo Biển chỉ dẫn - BẬC THANG - - BẬC THANG - - BẬC THANG - - BẬC THANG - - BẬC THANG - - BẬC THANG - - BẬC THANG - - BẬC THANG - - BẬC THANG - - BẬC THANG ĐI LÊN - - CÂY CỔ THỤ - - BÃI GỬI XE - - BÃI GỬI XE -
Đặt vé
Điểm du lịch liên quan

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn