en vi
Địa điểm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (1949) ở Làng Luông

Địa điểm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (1949) ở Làng Luông

xóm Làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, huyện Định Hoá là trung tâm của căn cứ địa Việt Bắc, nơi có địa thế hiểm trở "tiến có thể đánh, lui có thể giữ", có đầy đủ yếu tố địa lợi, nhân hoà, nên đã trở thành địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan đầu não của ta trong kháng chiến, nơi  che chở cho các binh đoàn kháng chiến vì sứ mệnh của dân tộc. Bởi vậy, ngày nay, với hơn 128 điểm di tích lịch sử phân bố trên 23 xã, thị trấn, huyện Định Hoá là nơi sở hữu quần thể di tích lịch sử, văn hoá rộng lớn, quan trọng và quý giá, ghi dấu một thời hào hùng trong lịch sử đấu tranh giải phóng và bảo vệ độc lập dân tộc, trong đó có di tích Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tại xóm Làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hóa

Ngược dòng lịch sử, vào đầu năm 1949, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đã khai giảng khóa học đầu tiên và trở thành Trường huấn luyện cán bộ thường xuyên của Trung ương Đảng, đánh dấu bước phát triển mới mang tính bước ngoặt trong công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ của Đảng. Tổng Bí thư Trường Chinh được giao nhiệm vụ lãnh đạo công tác tuyên huấn, đồng thời phụ trách Trường Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí Lê Văn Lương, ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng là Giám đốc đầu tiên của trường.Thời đó, ban đầu do nhà làm việc và nhà ở của trường Nguyễn Ái Quốc còn đang xây dựng, nên cả cán bộ quản lý, giảng dạy và cả học viên vừa ở nhờ nhà dân ở xóm Làng Luông, vừa đồng thời tham gia xây dựng nhà lán bằng cột gỗ, lợp cọ, vách liếp từ nhà hiệu bộ, các bộ phận hành chính, văn thư, giáo vụ, quản lý học viên, bếp ăn, hội trường lớp học. Công tác đào tạo của nhà trường luôn được thường vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chăm lo đặc biệt. Bởi vậy, bên cạnh một số thầy giáo là giảng viên của nhà trường, thì còn nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Trưởng ban Đảng vụ Lê Đức Thọ, Bí thư Tổng bộ Việt Minh Hoàng Quốc Việt, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Quyền trưởng Ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng tham gia công tác đào tạo của nhà trường.

Hình 1: Trường Nguyễn Ái Quốc năm 1949.

Trong thời kỳ đầu thành lập, nhà trường gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học giữa rừng đại ngàn chiến khu Việt Bắc, nhưng các thầy trò trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đã khắc phục khó khăn, tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân, của Đảng ủy, chính quyền xã Bình Thành và huyện Định Hóa vừa làm, vừa học, vừa xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, nhà hiệu bộ, lớp học, nhà lán nghỉ cho học viên, bếp ăn, sân tập luyện,... Tiếp theo, khóa II của nhà trường mở vào tháng 9 năm 1949 với 175 học viên ở nhiều Liên khu kháng chiến về học, trong đó có cả học viên người dân tộc H’mông ở Sơn La, người Tày, Nùng, Thái, Dao ở Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn. Vinh dự lớn cho khóa học này là ngay buổi đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm trường. Người đã nói chuyện và ở lại buổi tối để cùng tham gia liên hoan, văn nghệ, ca múa cùng cán bộ, học viên.

Trong sổ vàng lưu niệm của trường, Người đã viết như một lời nhắn nhủ tới các thế hệ học viên của nhà trường như sau “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích thì phải: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.

Trong những năm kháng chiến ác liệt chống lại sự bao vây, tấn công giặc Pháp, tháng 8 năm 1950, trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ở xóm Làng Luông phải chuyển lên xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó trường phải chuyển địa điểm nhiều lần ở các huyện Yên Sơn và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, rồi đến huyện Đan Phượng (Hà Tây), trước khi chuyển về Hà Nội. Với ý nghĩa lịch sử đặc biệt đó, di tích Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc tại xóm Làng Luông đã được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 2012.

Hình 2: Di tích trường Nguyễn Ái Quốc ngày nay

Hiện nay, di tích Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đã được tu bổ và tôn tạo lại trong khuôn viên rộng trên 9.000m2. Trong đó, các hạng mục: Nhà hiệu bộ, nhà giảng đường, nhà ở học viên, nhà bếp được thiết kế trên cơ sở mô phỏng nguyên mẫu; nhà hội thảo, xem phim, trưng bày 2 tầng có kiến trúc kiểu nhà sàn. Đây là công trình có ý nghĩa lịch sử đặc biệt nhằm hướng về cội nguồn, là nơi tưởng nhớ các thế hệ đi trước và những đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc ở địa phương đã che chở, bảo vệ an toàn bí mật tuyệt đối cho hoạt động của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Về với ATK Định Hóa hôm nay, du khách không chỉ được ngắm nhìn những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ đã đi vào thơ ca như đèo De, núi Hồng, thác Khuôn Tát, mà còn được thăm quan và đắm mình vào dòng văn hóa lịch sử hào hùng của dân tộc ta, cùng những minh chứng sống động, quý giá ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc kháng chiến “Ba ngàn ngày không nghỉ” chống thực dân Pháp xâm lược.

Hình 3: Toàn cảnh di tích trường Nguyễn Ái Quốc ngày nay

Ngày nay, khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hoá, Thái Nguyên được Đảng, Nhà nước xếp hạng là Khu Di tích Quốc gia đặc biệt. Với nhiều hiện vật, tư liệu, sa bàn tái hiện không gian thủ đô kháng chiến anh hùng năm xưa, nơi đây không chỉ là điểm thăm quan thu hút ngày càng nhiều khách trong nước và quốc tế, mà còn trở thành địa chỉ đỏ, điểm hành hương về nguồn, là niềm tự hào, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam Hôm nay và mãi mãi mai sau.

 

Địa chỉ xóm Làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Giờ mở cửa 07:00:00
Giờ đóng cửa 17:00:00
Số điện thoại Ban quản lý ATK: 0977991229
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 2 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


    Chưa có bình luận nào.....

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ
ĐƯỜNG ĐI* Chú thích ĐƯỜNG DÂN SINHSƠ ĐỒ TRƯỜNG ĐẢNG NGUYỄN ÁI QUỐC Biển Báo CỔNG VÀO - NHÀ LƯU NIỆM - - NHÀ Ở CỦ A HỌC VIÊN - - BIA GHI DẤU SỰ KIỆN - - NHÀ HIỆU BỘ -- SÂN TRƯỜNG - - GIẢNG ĐƯỜNG -- BIA ĐÁ - - NHÀ TIẾ P KHÁCH - - SÂN - - NHÀ Ở CỦ A HỌC VIÊN - - NHÀ BẾP - ĐƯỜNG ĐI* Chú thích ĐƯỜNG DÂN SINHSƠ ĐỒ TRƯỜNG ĐẢNG NGUYỄN ÁI QUỐC Biển Báo CỔNG VÀO - NHÀ LƯU NIỆM - - NHÀ Ở CỦ A HỌC VIÊN - - BIA GHI DẤU SỰ KIỆN - - NHÀ HIỆU BỘ -- SÂN TRƯỜNG - - GIẢNG ĐƯỜNG -- BIA ĐÁ - - NHÀ TIẾ P KHÁCH - - SÂN - - NHÀ Ở CỦ A HỌC VIÊN - - NHÀ BẾP -

Chưa có video cho nội dung này

Chưa có audio cho nội dung này

Địa điểm không tính phí

Điểm du lịch liên quan

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn