en vi
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Xã Tân Thái, Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Xã Tân Thái, huyện Đại Từ là địa điểm gắn với sự ra đời của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Năm 1949, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn khó khăn ác liệt, nhận thấy vai trò quan trọng của đội ngũ nhà báo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập, đặt tên và chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đặt tại xóm Bờ Rạ (này là xã Tân Thái, Đại Từ). Đây là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của nước ta sau năm 1945, được Bác Hồ sáng lập và đặt theo tên vị lão thành yêu nước, nhà viết báo lâu năm Huỳnh Thúc Kháng. Đồng chí Hoàng Quốc Việt – Bí thư Tổng bộ Việt Minh chính thức chỉ đạo và chỉ định Ban giám đốc trường gồm 5 người, trong đó ông Đỗ Đức Dục - Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh làm Giám đốc, ông Xuân Thủy làm Phó Giám đốc. Lễ khai giảng lớp đầu tiên của Trường diễn ra vào ngày 04/4/1949. Đây cũng là khóa học đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam và duy nhất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Do hoàn cảnh kháng chiến, trường chỉ tổ chức được duy nhất một khóa học ngắn hạn gồm 42 học viên là cán bộ chính trị, quân sự, báo chí của cả nước gửi về. Có 29 giảng viên tham gia giảng dạy, đều là các lãnh đạo cao cấp của Trung ương giàu kinh nghiệm chính trị, phong phú lý luận, thực tiễn và là những nhà hoạt động văn hóa văn nghệ tên tuổi như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu,... Dù trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng khó khăn, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là điển hình của cách dạy và học nghiêm túc.

Đặc biệt, lớp học này luôn nhận được sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác đã 2 lần gửi thư đến lớp động viên, dạy bảo, hướng dẫn nghiệp vụ làm báo cách mạng cho các học viên... Trong thư Bác viết có đoạn: “Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!". Ngày 06/7/1949, trường tổ chức lễ bế giảng, đích thân Bác Hồ đã gửi thư biểu dương và nhắc 4 điểm chính về nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích, đối tượng của mỗi tờ báo, mục tiêu của báo chí. Những lời dặn dò của Bác Hồ với các học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã trở thành cẩm nang cho người làm báo cách mạng, là giáo trình cho mọi giáo trình dạy làm báo cho tới tận ngày nay.

Mặc dù chỉ đào tạo được một khóa, nhưng Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng có một ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử báo chí Việt Nam. Tất cả 42 học viên đầu tiên trở thành một trung đội xung kích trên mặt trận báo chí. Họ đã trở thành những nhà báo, nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc, phải kể đến như Hữu Mai, Bành Bảo, Trần Kiên, Mai Cương… Đội ngũ học viên và giảng viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng chính là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và trưởng thành của báo chí cách mạng Việt Nam suốt những năm qua; mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử báo chí Việt Nam.

Bia di tích Quốc gia - Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng xã Tân Thái (Đại Từ)

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tại địa điểm thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng một bia di tích để ghi dấu sự kiện lịch sử trọng đại này của dân tộc. Trên cơ sở những giá trị và ý nghĩa lịch sử đó, vào năm 2019, địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng xã Tân Thái (Đại Từ) được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia (Theo Quyết định số 1182/QĐ-BVHTTDL). Từ đây, địa điểm xã Tân Thái (Đại Từ) sẽ trở thành điểm đến được đông đảo những người làm báo, công chúng báo chí trong cả nước đến tham quan, góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, quảng bá công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đất chiến khu xưa. Tấm Bia Di tích Lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ghi dấu một phần lịch sử thiêng liêng của nghề báo, là “địa chỉ đỏ” của báo chí cách mạng Việt Nam.

Địa chỉ Xã Tân Thái, Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Giờ mở cửa 07:00:00
Giờ đóng cửa 17:00:00
Số điện thoại
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 1 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


    Chưa có bình luận nào.....

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ

Chưa có dữ liệu cho địa điểm này

Chưa có video cho nội dung này

Chưa có audio cho nội dung này

Địa điểm không tính phí

Điểm du lịch liên quan

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn