en vi
Khu lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu

Khu lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu

Xã Đồng Tiến và xã Tân Hương, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Khu Lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu nằm trên địa bàn hai xã Đồng Tiến và Tân Hương, thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Khu Lưu niệm đã được UBND tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định 2500/QĐ-UBND ngày 08/11/2006 công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. 

Hình 1. Khu Lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu

Khu lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu được nhân dân xây dựng để tưởng nhớ đến Nguyễn Cấu – một vị quan dưới thời nhà Lê. 

Dựa trên những nghiên cứu từ tài liệu của Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thái Nguyên cùng với ghi chép từ gia phả của gia đình Ông, Nguyễn Cấu tự là Phúc Trung, sinh năm 1442, người làng Thanh Thù, tổng Tiểu Lễ, huyện Thiên Phúc, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc, nay là xóm Thanh Xuân, phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Năm 21 tuổi, tức năm Quý Mùi (1463), niên hiệu Quang Thuận đời thứ 4 – thời vua Lê Thánh Tông, Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân. Năm ấy Ông thi, cả nước có tới hơn 4.000 thí sinh nhưng chỉ có 44 người đỗ. Điều đó cho thấy khả năng học rộng tài cao cùng với sự rèn luyện bền bỉ của Ông là vô cùng lớn. Sau khi đỗ Tiến sĩ Ông được bổ nhiệm làm quan, khi vinh quy bái tổ được vua Lê ban tên Cấu và là một trong số những quan văn có tài năng được chuyển hàng quan võ. Đó là lí do tại sao, Ông đều giữ nhiều chức vụ quan trọng với hàm từ “Tòng tứ phẩm” đến “Chánh tứ phẩm”: Thị vệ xứ, Chánh Đô đốc, Chỉ huy xứ, Đô đốc thành Tổng quản… Ông làm quan dưới 6 đời vua Lê, từ đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) cho đến Lê Hiến Tông (1497-1504), Lê Túc Tông (1504), Lê Uy Mục(1505-1509), Lê Tương Dực (1510-1516) và cuối cùng là Lê Chiêu Tông (1516-1522). Theo nhiều tài liệu sử học ghi chép lại, năm Nhâm Ngọ 1522, Mạc Đăng Dung soán ngôi, vì hoảng sợ, vua Lê Chiêu Tông đã bỏ kinh thành về vùng Minh Nghĩa, Sơn Tây (Hà Nội ngày nay) để lánh nạn, ngày 27/7 đội quân của Mạc Đăng Dung tiến vào kinh thành và sát hại những người trung thành với vua Lê, trong đó có chỉ huy xứ Thị vệ Nguyễn Cấu, lúc bấy giờ vì có nhiều công trạng nên Nguyễn Cấu được giao nhiệm vụ bảo vệ cung cấm và khu vực kinh thành của nhà vua, Ông hưởng thọ 81 tuổi. 

Sau khi Ông mất, một số cận vệ thân thuộc với Ông vì xót thương đã quay trở về lấy thủ cấp của Ông mang trở về quê nhà ở làng Thanh Thù để mai táng. Tương truyền rằng, thủ cấp của Ông được đặt dưới một gốc cây to ở ngoài làng, trong lúc những cận vệ của Ông về báo tin dữ cho gia đình và chuẩn bị lễ mai táng cho ông, đến khi họ chạy ra gốc cây ngoài làng bèn thấy một hiện tượng lạ - thủ cấp của ông đã bị mối xông lên thành đống to, thấy chuyện linh thiêng, họ hàng ông đã để nguyên như cũ, sau đó con cháu gia đình ông đã xây ngôi mộ tại vị trí đó để tưởng nhớ đến công Ông. Sau này đến đời Vua Lê Trung Hưng, khi giang sơn nhà Lê được khôi phục, vua đã sắc phong Ông là  “Lê Triều Khâm Sai Đại thân - Chỉ huy xứ - Thị vệ Long Quân Cấm Hầu – Chánh Đô đốc – Đức Bác Quận công – Thượng đẳng thần”. Tên tuổi của Ông cũng được ghi lại trên mai rùa tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.  

Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiện nay ngôi mộ thờ Tiến sĩ Nguyễn Cấu vẫn giữ được vẻ uy nghi, cổ kính. Để tưởng nhớ về một tấm gương học rộng tài cao – một tấm lòng trung quân ái quốc vào năm 1522, nhân dân xây dựng mộ cho Ông bằng đá ong trên một doi đất ở cánh đồng Nghè, xóm Phong Niên, xã Tân Hương, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đến nay, ngôi mộ đã được tôn tạo rộng rãi và khang trang hơn trên nền đất rộng hơn 1.000m2 với căn nhà ba gian để thờ cúng. Mộ của ông có hình vuông với chiều dài các cạnh là 1,5m, cao 1,5m, phía trên mộ có một ngôi miếu nhỏ mái uốn vòm. Hằng năm, cứ đến ngày 27 tháng 7 (Âm lịch), con cháu Nguyễn Cấu lại tổ chức làm lễ cúng giỗ ông. 

Hiện nay, trong khu di tích lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu còn có một tấm bia đá khắc chữ, phủ nhũ vàng tóm tắt về tiểu sử của Ông như một sự tưởng nhớ, biết ơn của con cháu thế hệ sau này gửi tới Tiến sĩ Nguyễn Cấu. 

Địa chỉ Xã Đồng Tiến và xã Tân Hương, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Giờ mở cửa 07:00:00
Giờ đóng cửa 17:00:00
Số điện thoại
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 2 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


    Chưa có bình luận nào.....

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ
ĐƯỜNG DÂN SINHSƠ ĐỒ KHU LƯU NIỆM TIẾN SĨ NGUYỄN CẤU ĐƯỜNG ĐI* Chú thích CỔNG VÀO KHU THỜ TS NGUYỄN CẤU BIA DI TÍCH

Chưa có video cho nội dung này

Chưa có audio cho nội dung này

Địa điểm không tính phí

Điểm du lịch liên quan

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn