en vi
Chùa Hang

Chùa Hang

trung tâm phường Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Nằm ở trung tâm phường Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên, ngay cạnh quốc lộ 1B, hướng đi đến nhiều danh thắng, di tích nổi tiếng như động Linh Sơn, hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà, chùa Hang có tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là nơi tu hành của nhiều bậc chân tu, là trung tâm phật giáo lớn và là một trong những ngôi chùa, di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng bậc nhất tại Thái Nguyên.Chùa Hang là một ngôi chùa nghìn năm tuổi nằm trong lòng ba ngọn núi lớn, tọa lạc trên vùng đất bằng phẳng, phía trước có dòng sông Cầu hiền hòa, thơ mộng.Ngọn núi đứng giữa có tên “Huyền Vũ” cao to vững trãi, hai bên tả hữu là hai ngọn “Thanh Long” và“Bạch Hổ” vươn cao đầy uy nghi. Ba ngọn núi đứng kề nối nhau bởi dải yên ngựa chạy dài chừngnghìn mét, có diện tích chân núi khoảng 2,7 héc ta. Khi nhìn từ phía Tây, ba ngọn núi xếp hình như một chiếc ngai vàng uy nghi, bề thế, trầm mặc nhìn xuống dòng sông Cầu huyền thoạichảy xuôi về Nam rồi uốn lượn sang phía Đông Nam qua cầu Gia Bẩy tới bến Tượng (Tương truyền là bến tắm voi của tướng Dương Tự Minh, vị tướng tài giỏi thời nhà Lý, thủ lĩnh phủ Phú Lương xưa kia). Phía Bắc, cách khoảng 1km có núi hình hai ông voi chầu về chùa, ngày nay gọi là Núi Voi. Phía Đông Bắc sau núi, cách khoảng 100m có đồi Hổ phục canh giữ cổng chùa. Cùng với kiến trúc thiên tạo độc đáo bậc nhất và dựa hoàn toàn theo thế núi tự nhiên, nên Chùa Hang trở thành địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn và kỳ thù,thu hút hàng triệu du khách thập phươngvề đây tìm hiểu, học Phật pháp và dâng hương.

Tương truyền, Chùa Hang có từ thời nhà Lý (vào thế kỷ XI), thời kỳ rất hưng thịnh của Phật giáo. Ngày đó, vào một buổi sáng mùa xuân đẹp trời, năm Nhâm Tuất, vua Lý Thánh Tông thức dậy đã kể lại giấc mơcủa mình cho vợ là Nguyên Phi Ỷ Lan rằng ngài được Đức Phật mình vàng dắt lên vùng đất đẹpở Đồng Hỷ, Thái Nguyên, nay là phường Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên. Theo lệnh vua,bà liền thực hiện kinh lý đến đây và thấynơi nàycó phong cảnh hữu tình, núi non kỳ vĩ, hang động rộng lớn,y như trong giấc mộng của vua đã kể. Cảm ứng điểm lành, biết đây là vùng đất địa linh, Nguyên Phi Ỷ Lan sắc phong cho nhân động lập chùa thờ Phật, lấy tên chữ của chùa là Kim Sơn Tự (tức là Chùa Núi Vàng). Chùa Kim Sơn Tự chính thức có từ ngày đó.

Theo các tài liệu lịch sử và các văn bia cổ trên vách đá trong hang ghi lại thì Chùa Hang còn có tên gọi là “Tiên Lữ Động”, gắn với một sự tích được lưu truyền trong dân gian. Tương truyền rằng, xưa kia tại núi Chùa Hang thường có bảy vị tiên nữ xuống dạo chơi, đánh cờ và tắm mát ở giếng Mắt Rồng. Giếng Mắt Rồng nằm dưới chân núi, là một nhánh củadòng suối Long Tuyền, có nguồn nước mát lạnh chảy ra từ trong động.Bỗng một hôm các nàng tiên nghe thấy tiếng sáo véo von ray rứt, vi vút trải lòng trong mây của một chàng tiều phu. Nàng tiên thứ Bẩy rất xinh đẹp đã tần ngần, động lòng trắc ẩn yêu chàng tiều phu đó, mến cảnh chốn này, nàng đã quyết tâm gá ngãi châu trần phượng loan. Tin này động tới Ngọc Hoàng, nàng tiêng thứ Bẩy phạm vào luật tiên giới, nên Ngọc Hoàng nổi giận đẩy vào động này, cấm không cho về thiên cung nữa. Từ đó, động trong núi mang tên “Tiên Lữ Động”.Trên đỉnh núi Chùa Hang vẫn còn bàn cờ tiên, nơi mà bẩy nàng tiên nữ khi xưa đã chơi cờ ở đây. Và vần thơ sau nói về huyền thoại đó:

“Chùa Hang cảnh sắc đẹp thay”

“Ngày xưa tiên xuống đây chơi”

“Yêu người, mến cảnh đường mây quên về”

“Ngọc Hoàng nổi giận, chiếu phê”

“Đẩy vào hang vắng cấm về tiên cung”

Vào năm Nhâm Tuất, 1482, thầy địa lý nổi tiếng là cụ Tả Ao khi qua vùng đất này nhìn thấy ngôi chùa Kim Sơnđược thiên nhiên ban tặng, u tịch ẩn mình trong lòng núi vớivẻ đẹp tuyệt vời, nên ông dừng lại vãn cảnh. Ông phát hiện một con suối ngầm từ trong động chảy ra về hướng Tây, ông biết đây là vùng đất có linh khí của “Tiên - Trần”, bèn đặt tên là dòng suối đó là suối Long Tuyền, nên núi Chùa Hang còn có tên gọi khác là núi Long Tuyền. Suối Long Tuyền chảy ra cách chùa chừng hơn 500m thì lại có mạch phun lên thành một ang nước to, tròn, sâu và quanh năm nước tràn đầy, rất trong mát và có nhiều cá. Tả Ao biết đây là giếng thiêng nên gọi là giếng Mắt Rồng.

Bởi vậy, cổ nhân còn có câu nói về nơi đây:

“Sơn bất tại cao hữu Tiên tắc danh”

“Thủy bất tại thâm hữu Long tắc linh”

Tức là

“Núi chẳng phải cao to có Tiên giáng thế ắt là nổi danh”

“Sông chẳng phải sâu có Rồng ẩn đó hẳn là linh thiêng”

Trong sách “An Nam nhất thống chí” có viết "Núi Long Tuyền ở Đồng Hỷ rộng rãi, có thể chứa hơn 300 người, trong núi có đền thờ Phật Thích Ca và các vị Phật tổ". Vào thế kỷ XV, trong sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi có ghi xưa kia, núi Chùa Hang được gọi là Núi đá Hóa Trung hay còn gọi là Núi Nghiên, bởi ngọn núi có hình nhìn như chiếc bút lông đang chấm vào nghiên mực với ý nghĩa rằng nơi đây là vùng đất địa linh nhân kiệt sẽ luôn có người phát triển về văn thơ, học vấn giúp đời.

Hiện nay, trên vách đá trong chùa còn khắc các văn bia cổ. Bia tác bên cửa trái cỡ 60x80cm ghi “Tiên Lữ động lưu đề”và bia thứ hai bên phải là “Du Tiên Lữ động” vào năm 1497, đều ca ngợi vẻ đẹp của chùa Hang, nhắc đến sự tích tiên xuống động du ngoạn. Ngoài ra, trong chùa Hang vẫn còn một số bài thơ của các danh sĩ, thi sĩ nổi tiếng được khắc lên vách đá, như vào năm Đinh Tỵ (1497), thế kỷ XV, niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông, có hai danh sĩ Vũ Quỳnh và Đặng Nghiệm, khi đến chiêm bái cảnh chùa, cảm kích mà viết lên vách đá 2 bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của chốn linh thiêng này. Đến năm 1831, thế kỷ XIX, thi sĩ Cao Bá Quát, lúc đó 22 tuổi, cũng đã đến Thái Nguyên du ngoạn, ông cũng đã viết bài thơ khắc lên đá trong động bằng chữ Hán như sau: “Du Tiên Lữ động văn nhân đàm Thái Nguyên sơn thủy chi thắng túy hậu thành ngâm”, tức là “Chơi động Tiên Lữ nghe người ta nói về cảnh đẹp của núi sông tỉnh Thái Nguyên, say rồi làm thơ này”.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Hang là nơi che giấu bộ đội, vũ khí, đạn dược. Nơi đây đã từng có cả bệnh viện dã chiến được lập để cứu chữa cho thương bệnh binh và người dân. Chùa Hàng còn là nơi trú ẩn an toàn giúp che dấu các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Với giá trị lịch sử và văn hóa đó, danh lam thắng cảnh chùa Hang chính thức được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia theo quyết số 08/1999/QĐ-BVH, vào ngày 26-9-1999. Năm 2011, Chùa Hangđược lựa chọn đưa vào Tuyển tập 100 ngôi chùa Việt Nam tiêu biểu của cả nước.

Chùa Hang hay Kim Sơn Tự có kiến trúcvô cùng độc đáo và còn giữ nguyên được cảnh quan thiên tạo. Nơi đây có nhiều khối nhũ đá hình Bụt ốc, tượng Vọng phu, Đường Tăng đi lấy Kinh, Phật Quan Âm Bồ Tát, Đức Phật Thích Ca, hình voi chầu, hổ phục, rồng bay, kỳ lân múa hay hình tượng của Lin Ga, Yonivà vô số hình thù kỳ bí khác nhau. Trên vòm hang có nhiều nhũ đá buông rủ lung linh tựa như những bóng đèn pha lê lấp lánh, vách hang cũng có các nhũ đá nhô ra và rủ xuống tạo thành các bệ thờ tự nhiên,rất đẹp và kỳ thú. Trong động có nhiều ngóc ngách, được cho rằng trước có đường lên trời, sau có đường xuống địa phủ. Có cửa trước, cửa sau và có ngách thông gió, ánh sáng thật lung linh huyền ảo, không khí trong động mắt mẻ và rất thông thoáng, cảnh quan kỳ vĩ, thanh tịnh và thâm nghiêm, làm động lòng chắc ẩn của du khách mỗi khi tới nơi đây.

Hiện nay, chùa Hang được trùng tu và xây dựng thêm nhiều công trình mới như tòa Chính Điện Tam Bảo, Tam quan nội, Tam quan ngoại, Lầu Chuông, Lầu Trống, nhà Thờ Tổ, Tiên Lữ Điện và sân bãi để phục vụ lễ hội, với tổng điện tích quy hoạch chi tiết là 8,2 hec ta, gồm 27 hạng mục. Nhưng toàn bộ Kim Sơn Tự ở trong núi Long Tuyền (hay bây giờ thường được gọi tắt là Chùa cổ) vẫn được giữ nguyên theo kiến trúc từ xưa và trường tồn đến ngày nay.

Sau khi gửi xe, du khách điqua cổng Tam Quan sẽ đến khoảng sân rất rộngở trước Chính Điện Tam Bảo. Tại đây có bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao hơn 3m, làm bằng đá ngọc thạch nguyên khối. Bên cạnh có hai cây đèn đá ở hai bên, phía trước có lư hương, ban thờ và hai ông voi đá phủ phục hai bên. Lầu Chuông và Lầu Trống nằm ở hai bên tả hữu, phía trước Chính Điện Tam Bảo. Nhìn từ ngoài vào, Lầu Chuông nằm bên phải, có đặt một quả chuông đồng pha vàng, nặng hơn 1000 tấn. Lầu Trống đặt ở bên trái, có mộtTrống cái lớn, đường kính 1,5m. Lầu Chuông và Lầu Trống có khung chịu lực được làm bằng gỗ quý, được chạm khắc rất tinh xảo, mái lợp bằng Mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút hình đầu rồng. Chuông và Trống sẽ được gióng lên mỗi dịp lễ hội hoặc sự kiện quan trọng của Chùa Hang.

Tiếp theo, đi qua sân, chúng ta sẽ đến tòa Chính Điện Tam Bảo, nơi đây treo bức hoành phi lớn ghi dòng chữ “Kim Sơn Cổ Tự”. Tòa Chính Điện Tam Bảo được khánh thànhvào năm 2011, xây dựng theo kiến trúc hình chữ đinh, có diện tích khoảng 800m2, khung chịu lực được làm bằng nhiều loại gỗ quý kết cấu vỉ kèo theo lối “chồng giường, quá giang, kẻ chuyền”, lợp bằng gói Mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút rất cổ kính vàuy nghi. Nằm ở giữa tòa Chính Điện Tam Bảo là ban Tam Bảo hay còn gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Nơi đâybài trí tượng thờ theo triết lý của đạo Phật. Các lớp tượng được bố trí từ thấp lên cao, gợi không khí thanh bình, an lạc, thanh thoát, linh nghiêm và từ bi hỷ xả.Theo tục lệ từ xa xưa của người phương Đông nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng, thì chúng ta đi lễ chùa sẽ tới ban Tam Bảo để cầu tài lộc, bình an cho bản thân, gia đình; những người làm ăn xa hay kinh doanh buôn bán hoặc đang công tác sẽ tới đây để mong muốn mọi việc thuận lợi, suôn sẻ và hoan hỉ.

Nằm ở phía sau, hai bên ban Tam Bảo, nhìn từ ngoài vào, ban thờ Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn được đặt ở bên phải và ban thờ Dược Sư Lưu Ly nằm ở bên trái. Ở phía trước hai bên ban Tam Bảo có tượng và ban thờ 2 vị hộ pháp. Nhìn từ ngoài vào, ngoài cùng bên phải là ban thờ Đức Ông; bên trái là ban thờ Đức Thánh Hiền. Theo tài liệu ghi lại, Đức Ông là một doanh nhân giàu có và có tấm lòng quảng đại, luôn rộng vòng tay giúp đỡ người nghèo khó và một lòng hướng thiện. Với tâm đức trong sáng, tấm lòng nhân hậu, nên Đức Ông luôn được thờ tại các ngôi chùa. Ông được phong là Long Thần Hộ Pháp. Đồng thời, lúc sinh thời, ông hay làm việc thiện, giúp đỡ trẻ nhỏ, nên được coi là vị thần bảo vệ trẻ em. Cho nên, ngay nay, với những đứa bé khó nuôi, ốm đau, hay quấy khóc thì thường được cha mẹ làm lễ bán vào cửa Đức Ông, nhận làm đệ tử của ngài để mong con cháu của mình khỏe mạnh và thông minh. Khi hết hạn bán khoán (sau 13 tuổi), gia đình làm lễ lên chùa để chuộc lại. Đức Thánh Hiền là đệ tử đệ nhất đa văn của Đức Phật, Ngài đã tái sinh nhiều lần để cứu vớt chúng sinh. Các hoành phi câu đối trong tòa Chính Điện Tam Bảo đều được sơn son, thếp vàng, chạm khắc tinh xảo vàchuyển tải những nội dung ý nghĩa giáo dục của đạo Phật. Tất cả bức tượng ở đây đều được làm bằng đồng dát vàng với thần thái rất đẹp, hiền từ, phúc hậu và từ bi.

Nằm ở đằng sau tòa Chính Điện Tam Bảo, nhà thờ Tổ hay còn gọi là Tổ đường Kim Sơn, cókiến trúc hình chữ đinh, khung chịu lực được làm bằng nhiều loại gỗ quý, kết cấu vỉ kèo theo lối “chồng giường, quá giang, kẻ chuyền”, lợp bằng gói Mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút cổ kính và bề thế.Ở chính giữa Tổ đường Kim Sơn có ban thờ với tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn đượcđặt cao nhất và ở hàng trên cùng. Hàng thứ hai đặt tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và hàng thứ ba là di ảnh thờcác vị chân tu, trụ trì,những người có công với Kim Sơn Tự như giác linh cụ Giác Hải, giác linh cụ Thích Đàm Hinh và giác linh thầy Thích Nguyên Thanh. Sư thầy Thích Nguyên Thanh am hiểu phật pháp, đôn hậu, thanh liêm. Sư thầy không những lưu trữ và bảo tồn, mà còn phát triển chùa Hang thành một trong những trung tâm phật giáo và sinh hoạt văn hóa lớn của tỉnh Thái Nguyên. Đại đức Thích Nguyên Thanh là người có công rất lớn xây dựng và thiết lập khu di tích Chùa Hang mới theo hướng vừa bảo tồn được những nét kiến trúc chùa cổ thời Lý, vừa xây mới theo lối kiến trúc chùa cổ miền Bắc và sử dụng chữ quốc ngữ cho toàn bộ các hoành phi câu đối trong chùa như để tôn thêm giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tượng Phật tại ban thờ trong Tổ đường Kim Sơn đều được làm bằng đồng và dát vàng.Các hoành phi câu đối ở đây cũng đều được sơn son, thếp vàng, chạm khắc tinh xảo.

Chùa Hang hay Kim Sơn Tự có kiến trúcvô cùng độc đáo và còn giữ nguyên được cảnh quan thiên tạo. Nơi đây có nhiều khối nhũ đá hình Bụt ốc, tượng Vọng phu, Đường Tăng đi lấy Kinh, Phật Quan Âm Bồ Tát, Đức Phật Thích Ca, hình voi chầu, hổ phục, rồng bay, kỳ lân múa hay hình tượng của Lin Ga, Yonivà vô số hình thù kỳ bí khác nhau. Trên vòm hang có nhiều nhũ đá buông rủ lung linh tựa như những bóng đèn pha lê lấp lánh, vách hang cũng có các nhũ đá nhô ra và rủ xuống tạo thành các bệ thờ tự nhiên,rất đẹp và kỳ thú. Trong động có nhiều ngóc ngách, được cho rằng trước có đường lên trời, sau có đường xuống địa phủ. Có cửa trước, cửa sau và có ngách thông gió, ánh sáng thật lung linh huyền ảo, không khí trong động mắt mẻ và rất thông thoáng, cảnh quan kỳ vĩ, thanh tịnh và thâm nghiêm, làm động lòng chắc ẩn của du khách mỗi khi tới nơi đây.

Hiện nay, chùa Hang được trùng tu và xây dựng thêm nhiều công trình mới như tòa Chính Điện Tam Bảo, Tam quan nội, Tam quan ngoại, Lầu Chuông, Lầu Trống, nhà Thờ Tổ, Tiên Lữ Điện và sân bãi để phục vụ lễ hội, với tổng điện tích quy hoạch chi tiết là 8,2 hec ta, gồm 27 hạng mục. Nhưng toàn bộ Kim Sơn Tự ở trong núi Long Tuyền (hay bây giờ thường được gọi tắt là Chùa cổ) vẫn được giữ nguyên theo kiến trúc từ xưa và trường tồn đến ngày nay.

Sau khi gửi xe, du khách điqua cổng Tam Quan sẽ đến khoảng sân rất rộngở trước Chính Điện Tam Bảo. Tại đây có bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao hơn 3m, làm bằng đá ngọc thạch nguyên khối. Bên cạnh có hai cây đèn đá ở hai bên, phía trước có lư hương, ban thờ và hai ông voi đá phủ phục hai bên. Lầu Chuông và Lầu Trống nằm ở hai bên tả hữu, phía trước Chính Điện Tam Bảo. Nhìn từ ngoài vào, Lầu Chuông nằm bên phải, có đặt một quả chuông đồng pha vàng, nặng hơn 1000 tấn. Lầu Trống đặt ở bên trái, có mộtTrống cái lớn, đường kính 1,5m. Lầu Chuông và Lầu Trống có khung chịu lực được làm bằng gỗ quý, được chạm khắc rất tinh xảo, mái lợp bằng Mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút hình đầu rồng. Chuông và Trống sẽ được gióng lên mỗi dịp lễ hội hoặc sự kiện quan trọng của Chùa Hang.

Tiếp theo, đi qua sân, chúng ta sẽ đến tòa Chính Điện Tam Bảo, nơi đây treo bức hoành phi lớn ghi dòng chữ “Kim Sơn Cổ Tự”. Tòa Chính Điện Tam Bảo được khánh thànhvào năm 2011, xây dựng theo kiến trúc hình chữ đinh, có diện tích khoảng 800m2, khung chịu lực được làm bằng nhiều loại gỗ quý kết cấu vỉ kèo theo lối “chồng giường, quá giang, kẻ chuyền”, lợp bằng gói Mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút rất cổ kính vàuy nghi. Nằm ở giữa tòa Chính Điện Tam Bảo là ban Tam Bảo hay còn gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Nơi đâybài trí tượng thờ theo triết lý của đạo Phật. Các lớp tượng được bố trí từ thấp lên cao, gợi không khí thanh bình, an lạc, thanh thoát, linh nghiêm và từ bi hỷ xả.Theo tục lệ từ xa xưa của người phương Đông nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng, thì chúng ta đi lễ chùa sẽ tới ban Tam Bảo để cầu tài lộc, bình an cho bản thân, gia đình; những người làm ăn xa hay kinh doanh buôn bán hoặc đang công tác sẽ tới đây để mong muốn mọi việc thuận lợi, suôn sẻ và hoan hỉ.

Nằm ở phía sau, hai bên ban Tam Bảo, nhìn từ ngoài vào, ban thờ Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn được đặt ở bên phải và ban thờ Dược Sư Lưu Ly nằm ở bên trái. Ở phía trước hai bên ban Tam Bảo có tượng và ban thờ 2 vị hộ pháp. Nhìn từ ngoài vào, ngoài cùng bên phải là ban thờ Đức Ông; bên trái là ban thờ Đức Thánh Hiền. Theo tài liệu ghi lại, Đức Ông là một doanh nhân giàu có và có tấm lòng quảng đại, luôn rộng vòng tay giúp đỡ người nghèo khó và một lòng hướng thiện. Với tâm đức trong sáng, tấm lòng nhân hậu, nên Đức Ông luôn được thờ tại các ngôi chùa. Ông được phong là Long Thần Hộ Pháp. Đồng thời, lúc sinh thời, ông hay làm việc thiện, giúp đỡ trẻ nhỏ, nên được coi là vị thần bảo vệ trẻ em. Cho nên, ngay nay, với những đứa bé khó nuôi, ốm đau, hay quấy khóc thì thường được cha mẹ làm lễ bán vào cửa Đức Ông, nhận làm đệ tử của ngài để mong con cháu của mình khỏe mạnh và thông minh. Khi hết hạn bán khoán (sau 13 tuổi), gia đình làm lễ lên chùa để chuộc lại. Đức Thánh Hiền là đệ tử đệ nhất đa văn của Đức Phật, Ngài đã tái sinh nhiều lần để cứu vớt chúng sinh. Các hoành phi câu đối trong tòa Chính Điện Tam Bảo đều được sơn son, thếp vàng, chạm khắc tinh xảo vàchuyển tải những nội dung ý nghĩa giáo dục của đạo Phật. Tất cả bức tượng ở đây đều được làm bằng đồng dát vàng với thần thái rất đẹp, hiền từ, phúc hậu và từ bi.

Nằm ở đằng sau tòa Chính Điện Tam Bảo, nhà thờ Tổ hay còn gọi là Tổ đường Kim Sơn, cókiến trúc hình chữ đinh, khung chịu lực được làm bằng nhiều loại gỗ quý, kết cấu vỉ kèo theo lối “chồng giường, quá giang, kẻ chuyền”, lợp bằng gói Mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút cổ kính và bề thế.Ở chính giữa Tổ đường Kim Sơn có ban thờ với tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn đượcđặt cao nhất và ở hàng trên cùng. Hàng thứ hai đặt tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và hàng thứ ba là di ảnh thờcác vị chân tu, trụ trì,những người có công với Kim Sơn Tự như giác linh cụ Giác Hải, giác linh cụ Thích Đàm Hinh và giác linh thầy Thích Nguyên Thanh. Sư thầy Thích Nguyên Thanh am hiểu phật pháp, đôn hậu, thanh liêm. Sư thầy không những lưu trữ và bảo tồn, mà còn phát triển chùa Hang thành một trong những trung tâm phật giáo và sinh hoạt văn hóa lớn của tỉnh Thái Nguyên. Đại đức Thích Nguyên Thanh là người có công rất lớn xây dựng và thiết lập khu di tích Chùa Hang mới theo hướng vừa bảo tồn được những nét kiến trúc chùa cổ thời Lý, vừa xây mới theo lối kiến trúc chùa cổ miền Bắc và sử dụng chữ quốc ngữ cho toàn bộ các hoành phi câu đối trong chùa như để tôn thêm giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tượng Phật tại ban thờ trong Tổ đường Kim Sơn đều được làm bằng đồng và dát vàng.Các hoành phi câu đối ở đây cũng đều được sơn son, thếp vàng, chạm khắc tinh xảo.

Ở phía trước, nhìn từ ngoài vào nằm bên trái Tổ đường Kim Sơn là lầu Quan Âm. Tại đây có ban thờ và tượng Phật Bà Quan Âm làm bằng gỗ quý với khuôn mặt hiền từ để cứu vớt và độ hóa chúng sinh.

Tiếp theo, trên đường đi tới Chùa Hang cổ, du khách dừng chân tại tòa Tiên Lữ Điện, là nơi thờ đức Vua cha Ngọc Hoàng, bốn vị thánh tứ bất tử, các tiên nữ và nàng tiên nữ thứ Bẩy.Tiên Lữ Điện nằm trên khu đất cao, có khuôn viên đẹp, nhiều cây xanh, có một số tượng đá đặt xung quanh, sân trước điện rộng và có hình bát quái. Tiên Lữ Điện được xây dựng theo kiến trúc chùa ba gian cổ, khung chịu lực được làm bằng nhiều loại gỗ quý, kết cấu vỉ kèo theo lối “chồng giường, quá giang, kẻ chuyền”, lợp bằng gói Mũi hài, một tầng, bốn mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút đầy uy nghiêm và cổ kính.Ở chính giữa Tiên Lữ Điện có ban thờ đức vua cha Ngọc Hoàng. Nhìn từ ngoài vào bên phải, có ban thờ Thánh Gióng và Đức Thánh Tản (Tản Viên Sơn Thánh). Kế đến là ban thờ Văn Sương Đế Quân và ngoài cùnglà ban thờ Các Tiên nữ. Bên trái có ban thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Tiếp đến là ban thờ Mẫu Liễu Hạnh,ban thờ Chấn Thiên Chân Vũ Huyền Thiên Đại Thánh. Ngoài cùng bên trái là ban thờ nàng tiên nữ thứ Bẩy.Các hoành phi câu đối trong tòa Tiên Lữ Điện đều được sơn son, thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Các pho tượng trong Tiên Lữ Điện đều được làm bằng đồng dát vàng với thần thái rất đẹp và lộng lẫy.

Nằm ở bên cạnh đường vào và gần với Chùa Hang cổ là miếu Sơn Thần.Với khuôn viên rộng và thoáng, có hai bức tượng văn võ đặt trước cửa, phía trước là cây Bồ đề cổ thụ, miếu Sơn Thần được xây dựng theo kiến trúc chùa một gian, có khung chịu lực được làm bằng gỗ, lợp bằng gói Mũi hài, một tầng, bốn mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút cổ kính và thâm nghiêm. Trong miếu Sơn Thần có một ban thờ đặt ở chính điện, trên ban thờ có ba pho tượng đồng dát vàng, gồm tượng Thành hoàng ở giữa, tả hữu hai bên là tượng Sơn Thần và Thổ địa. Các hoành phi trong miếu Sơn Thần đều được sơn son, thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. 

Qua miếu Sơn Thần, du khách sẽ đến cây cầu bắc qua dòng suối Long Tuyền là tới tam quan của chùa Hang cổ, với hai câu đối cổ được ghi bằng chữ Hán trên vách đá ởcửa động là:

“Phong cảnh thiên nhiên duy đệ nhất”

“Danh lam nhân tạo nhị vô song”

Có nghĩa là:

“Phong cảnh thiên nhiên đẹp vào bậc nhất”

“Danh lam con người tạo ra cũng không gì sánh được”

Đôi liễn bên cạnh nhấn thêm dòng câu đối

“Cảnh sắc quang thiên địa”

“Cương thường tại cổ kim”

Có nghĩa là:

“Cảng sắc sáng một vùng trời”

“Cương thường, đạo lý vẫn sáng cả xưa nay”

Cửa động có hình hàm ếch, ngay cửa có hòn đá to giống như con Voi phủ phục. Bước vào bên trong động, hai bên cửa đi vào động có tượng Hộ pháp ông Khuyến Thiện cưỡi voi ở bên trái, bên phải có ông Trừ ác cưỡi hổ. Hai ông Hộ pháp tạo sự oai hùng, uy nghi trấn giữ cửa chốn linh thiêng.Càng đi vào sâu trong động, không gian càng rộng với vòm hang rộng mở, những khốinhũ đá khổng lồhình mây vờn chạy dài như như bức màn vây rủ xuống lòng hang long lanh và đẹp đến ngỡ ngàng; những cây nhũ đá khổng lồ sừng sững như những trụ chống trời thật kỳ vĩ. Ở chính giữa động là ban Tam Bảo, Nơi đây có tượng Phật A di đà to lớn, cao trên 3m tọa đài sen uy nghi, hai tay xếp bằng kết ấn thiền định, mình mặc cà sa, khuôn mặt toát vẻ nhân từ. Phía trước tượng Phật A di đà là tượng Phật Tổ nhỏ hơn, đầu đội lá sen lớn biểu đạt sự thông tuệ của ngài. Nhìn từ ngoài vào, bên trái ban Tam Bảo có ban thờ Đức Thánh Hiền, ban thờ Phật Bà Quán Thế Âm, ban thờ Bà Chúa Động và ban thờ Mẫu. Bên phải ban Tam Bảo có ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, ban thờ Đức Ông và ban thờ Tổ.Đi tiếp vào trong động, du khách càng thấy nhiều bức tranh thủy mạc đẹp, sống động, ánh sáng lung linh, không khí trong lành mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, cùng với những làn khói hương luôn tỏa mờ ở chốn linh thiêng, khiến cho du khách như lạc vào cõi bồng lai, tiên cảnh, mờ ảo, thâm u, kì bí, đem lại những dấu ấn đậm sâu,tâm hồn thanh thản, thanh tịnh và an nhiên. Sau khi lễ Phật, du khách có thể thỏa sức khám phá động Chùa Hang với nhiều ngóc ngách đi vài ngày không hết, thông sang tận đất thuộc huyện Phú Lương. Động Chùa Hang còn là một trong những di tích có dấu hiệu về Khảo cổ học, là nơi cư trú lâu đời của người thời Tiền sử. Những dấu vết của người xưa được tìm thấy trong một số ngách động như 76 hiện vật đá và 1 mảnh gốm kim khí (01 công cụ chặt rìu ngang, 01 công cụ hình bầu dục, 05 công cụ mảnh, 10 mảnh tước, 32 đá nguyên liệu và 27 đá có vết ghè). Xét về loại hình chế tác, những hiện vật này gần gũi với bộ sưu tập Văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn thuộc giai đoạn sơ kỳ đá mới và là nơi cư ngụ của cư dân thời đại kim khí.

Sau khi lễ Phật, thăm quan động Chùa Hang, du khách sẽ đến Vườn Tháp ở bên ngoài, nằm ở vị trí Huyền Vũ, nơi có 3 tòa tháp cao là mộ phần của 3 vị sư trụ trì, những người có công với Chùa Hang. Vườn Thápcó khuôn viên rộng rãi, với nhiều cây xanh, xen kẽ với một số vườn hoa là những tiểu cảnh tiểu cảnh đẹp tạo không khí trong lành, mát vẻ và thanh tịnh giúp cho du khách đượcan nhiên, nhẹ lòng và thanh thản trước những phiền lo của cuộc sống để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Lễ hội Chùa Hang bắt đầu từ ngày 19 đến ngày 21 tháng giêng âm lịch hàng năm, gồm có hai phần Lễ và Hội. Phần Lễ gồm những ghi thức truyền thống, được tổ chức rất long trọngdo nhà chùa và các tăng ni, phật tử thực hiện như lễ dâng hương lễ Phật, rước kiệu, lễ tế trời đất, lễ tạ ơn các vị thánh, thần với lời nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhân dân an lạc, đời sống yên lành, ấm lo hạnh phúc, cây cối tốt tươi, đâm chồi nẩy lộc. Sau phần lễ, phần Hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian đặc sắc, mang đậm nét độc đáo của các đồng bào miền trung du miền núi phía Bắc Việt Nam như tung còn, đi cầu kiều, bắn cung, đẩy gậy, chọi gà, kéo co, tung vòng, chơi cờ tướng, xin chữ. Bên cạnh đó, du khách thập phương còn được thưởng thức nhiều sản vật đặc sản đặc trưng bày bán rất đa dạng ở ngoài khuôn viên của chùa. Ngoài ra, du khách có thể thưởng lãmchương trình văn nghệ đặc sắc hay thăm quan không gian văn hóa trà tại khu trưng bày của các làng nghề chè truyền thống; thăm gian trưng bày hiện vật, cổ vật, hay những tài liệu về văn hóa Phật giáo nhằm giúp cho nhân dân trong vùng và du khách thập phương giác ngộ, hành thiện, tích đức, cũng như hiểu hơn về văn hóa Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

Không chỉ đón nhân dân, du khách thập phương dịp lễ hội, mùng một và ngày rằm theo lịch trăng hàng tháng, Chùa Hang còn mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần. Khi tới đây, du khách có thể sắm lễ vật trước hoặc có thể mua lễ vật được bày bán đầy đủ ở các cửa hàng xung quanh chùa. Tùy theo tín ngưỡng, lễ vật của du khách có thể là lễ chay, lễ mặn. Lễ chay gồm vật phẩm như hoa tươi, quả chín, trầu cau, bánh, oản, kẹo, xôi, chè.Lễ mặn gồm các vật phẩm như xôi, gà, rượu thịt, giò, chả, trầu cau, hoa tươi, quả chín, bánh kẹo, tiền vàng. Lễ vật có thể đơn giản hơn, tùy tâm, cũng có thể đặt lễ đen (tiền dương) tại các ban hoặc để vào hòm Công đức, hay ghi phiếu Công đức. Chỉlễ chay được dâng ở tất cả các ban trong chùa như ban như ban Tam Bảo, ban Đức Ông hoặc ban đức Thánh Hiền. Nếu chỉ có 1 lễ, du khách nên đặt lễ vật ở ban Tam Bảo.Lễ chay và lễ mặn đều có thể dâng ở các ban trong Tiên Lữ Điện, miếu Sơn Thần và ban Mẫu. Hiện nay đa phần ban thờ của chùa đã thắp hương vòng, nên chúng ta có thể bỏ qua nghi lễ thắp hương.Sau khi đặt lễ xong thì thực hiện lễ khấn ở tại ban với các bài khấn có thể tham khảo trên ứng dụng du lịch thông minh Thái Nguyên.

Trình tự hành lễ ở Chùa Hang như sau: 

Đầu tiên, qua cổng tam quan, du khách sẽ thắp hương và hành lễ tại lư hương ở sân trước cửa tòa Chính Điện Tam Bảo, nơi có bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Tiếp theo, du khách sẽ tới Chính Điện Tam Bảo. Tại đây, du khách đặt lễ vật và hành lễ ở ban Tam Bảo. Sau đó,du khách đi thắp hương, hành lễở tất cả ban khác như ban Đức Ông, ban Đức Thánh Hiền, ban Hộ Pháp, ban  ban thờ Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn và ban thờ Dược Sư Lưu Ly. Theo tín ngưỡng của người Việt, ban Tam Bảo là nơi đểcầu tài lộc, bình an cho bản thân, gia đình; những người làm ăn xa hay kinh doanh buôn bán hoặc đang công tác sẽ tới đây để mong muốn mọi việc thuận lợi, suôn sẻ và hoan hỉ. Ban Đức Ông để cầu cho con cái khỏe mạnh, cầu tài, cầu lộc. Ban Đức Thánh Hiền phù hộ, độ trì để khai sáng trí tuệ, công danh và học hành tiến bộ. Ban Dược Sư Lưu Ly là nơi cầu về sức khỏe, bách bệnh tiêu tan, vạn bệnh tiêu trừ. Sau khi làm lễ xong ở Chính Điện Tam Bảo, du khách sẽ tới dâng hương, hành lễ ở Tổ Đường Kim Sơn và lầu Quan Âm. Thường vào các ngày lễ hội, sau khi khánh tuế sư thầy (gặp sư thầy) xin giấy, bút để viết những ước nguyện của mình và treo tờ giấy đó lên giàn ở gần lầu Quan Âm hoặc giàn ở phía bên phải tòa Tổ đường Kim Sơn như lời thỉnh cầu Tiên, Phật nơi đây phù hộ, độ trì cho những mong ước thiện lành của mình sớm thành hiện thực, cũng như chở che vượt qua khó khăn để mọi việc tốt lành.

Khi tới Tiên Lữ Điện, miếu Sơn Thần du khách có thể dâng lễ chay, lễ mặn, hoặc cũng có thể đặt lễ đen (tiền dương) tại các ban hoặc để vào hòm Công đức, hay ghi phiếu Công đức. Theo dân gian, Tiên Lữu Điệnrất linh thiêng, nên du khách thập phương thường đến nơi đây thắp hương và hành lễ để ước nguyện những việc về nhân duyên, xin lộc làm ăn, công việc học hành và sự nghiệp, đi lại thượng lộ bình an.

Tiếp đến, du khách tới Chùa Hang cổ lễ Phật. Tại đây, du khách dâng lễ chay ở các ban. Riêng ban Mẫu có thể dâng lễ chay hoặc lễ măn đều được. Sau khi dâng lễ, du khách thực hiện nghi lễ thắp hương và hành lễ như ở tòa Chính Điện Tam Bảo. Tương truyền, đây là vùng đất thiêng, có linh khí “Tiên - Trần” và rất linh ứng, nên nơi đây thu hút rất nhiều nhân dân trong vùng và du khách thập phương tới lễ Phật, cầu nguyện mọi việc được thuận lợi, may mắn, lộc tài thăng tiến, gia đạo bình an và hạnh phúc. Lễ Phật xong, du khách sẽ có dịp thỏa sức khám phá độngcó nhiều nhũ đá kỳ thú, ngóc ngách mà dân gian ví như có đường “lên trời” và đường “xuống âm phủ” ở trong lòng núi đá chùa Hang. 

Cuối cùng, du khách tới Vườn Tháp thắp hương và hành lễ để tưởng nhớ 3 vị sư trụ trì, những người có công với Chùa Hang và thưởng ngoạn cảnh đẹp và không khí mát mẻ, thanh tịnh nơi đây.

Ngày nay, với khuôn viên rộng rãi, cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ, không khí trong lành, cùng những công trình có kiến trúc đặc sắc có giá trị văn hóa tâm linh, Chùa Hang trở thành một địa điểm sáng về du lịch, là điểm thăm quan nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Hàng năm, Chùa tại Thái Nguyên thu hút hàng triệu lượt khách thập phương về thăm quan, chiêm bái, cũng như tìm hiểu về truyền thuyết và sự tích nơi đây. Chùa tại Thái Nguyên không chỉ là mái ấm tâm linh mà còn là nơi tu học phật pháp, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là nơi khuyên dạy con người rời bỏ tham lam và ích kỷ để trở về với cuộc sống bình yên và an lành,tạo nên những nét đặc sắc riêng đi vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Địa chỉ trung tâm phường Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Giờ mở cửa 08:00:00
Giờ đóng cửa 20:00:00
Số điện thoại
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 2 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


    Chưa có bình luận nào.....

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ
- TƯỢNG PHẬ T A DI ĐÀ - - LẦU CHUÔNG -- A CHÍNH ĐIỆN T AM BẢO - - NHÀ THỜ TỔ - - TIÊN NỮ ĐIỆN - - VƯỜN THÁ P - - SUỐI LONG TUYỀN - - MIẾU SƠN THẦN - - CHÙA HANG - - KIM SƠN TỰ CỔ - - TƯỢNG QUAN THẾ ÂM - - LẦU TRỐNG - ĐƯỜNG DÂN SINHĐƯỜNG DÂN SINH CỔNG VÀO CỔNG VÀO SƠ ĐỒ CHÙA HANG ĐƯỜNG ĐI* Chú thích

Địa điểm không tính phí

Điểm du lịch liên quan

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn