en vi
Cơ quan Nông vận Trung ương và Hội nông dân cứu quốc Việt Nam

Cơ quan Nông vận Trung ương và Hội nông dân cứu quốc Việt Nam

Xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Sau những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bộ đội ta đã đánh bật nhiều cuộc tấn công lên chiến khu Việt Bắc của địch và giành được nhiều chiến thắng quan trọng. Nên từ năm 1950, thủ đô kháng chiến - ATK Định Hoá ngày càng được xây dựng và củng cố vững chắc. Cùng với Phú Đình, Bảo Linh, xã Thanh Định (nay là xã Điềm Mặc) cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não Trung ương trong thời kỳ kháng chiến này. Thời kỳ đó, xóm Roòng Khoa là địa điểm có nhiều cơ quan đặt làm trụ sở làm việc như: Tổng bộ Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, báo Cứu Quốc, Hội Phụ Vận, Nông Vận, Thanh Vận… 

Theo tư liệu lịch sử, từ năm 1941, Nông hội được gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc hội, là một bộ phận của Việt Nam độc lập đồng minh. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nông dân các dân tộc Cao Bằng đã tổ chức những đoàn thể cứu quốc đầu tiên rồi lan ra cả nước. Nông dân từ miền ngược đến miền xuôi nô nức tham gia vào các đoàn thể của Mặt trận và chiếm đại đa số trong hầu hết các tổ chức cứu quốc ở nông thôn, tạo nên một lực lượng chính trị rộng lớn, áp đảo kẻ thù. Các tổ chức nông dân cùng với công nhân đã trở thành ''xương sống'' của Mặt trận, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của quần chúng.

Ngày đó, phong trào đấu tranh của các tổ chức cứu quốc của nông dân ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp sức vào làn sóng khởi nghĩa trong cả nước, làm tan rã từng mảng chính quyền cơ sở của phát xít, tay sai. Thành công vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám là một minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Sau năm 1946, cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp ngày càng lan rộng với mức độ gay go ác liệt hơn, nhiệm vụ kháng chiến càng đòi hỏi phải động viên toàn thể nông dân tham gia trên tất cả các mặt trận. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thành lập Ban Nông vận Trung ương, kiện toàn tổ chức ở cấp Trung ương. Ngày 5/12/1948, Ban thường vụ Trung ương Đảng có quyết định số 50/QN/TƯ, thành lập các ban và tiểu ban của Đảng trong đó có tiểu Ban Nông Vận thuộc ban tổ chức Trung ương, góp sức vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ đến với nông dân. Từ đó, phong trào nông dân có bước phát triển mới, toàn diện và rất mạnh mẽ, nhất là từ sau Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất tháng 12/1949. Ở miền Bắc với tinh thần ''Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng'', nông dân đã hăng hái tham gia "Phong trào thi đua ái quốc sản xuất lập công đề cao chiến sĩ'' do Đảng và Chính phủ phát động. Các cấp Hội nông dân đã tập trung vận động thực hiện các phong trào, như: xây dựng “Cánh đồng 5 tấn”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, phong trào thanh niên nông thôn lên đường tòng quân giết giặc, bảo vệ Tổ quốc…

Hội Nông dân trong các vùng địch tạm chiếm đã tiến hành nhiều hình thức đấu tranh như bám ruộng đất, làng xóm để sản xuất; lên án hành động bắn phá, đốt hoa màu của địch; tranh thủ sản xuất, thu hoạch và cất giấu lương thực, thực phẩm ở vùng địch hậu trong cả nước để đảm bảo được nhu cầu của nhân dân mà còn đóng góp cho Nhà nước, phục vụ sự nghiệp kháng chiến.

Từ năm 1949-1952 cơ quan của Tiểu ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân Cứu quốc Việt Nam được đặt tại xóm Roòng Khoa, xã Thanh Định, nay là xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Ông Trương Ngọc Uẩn lúc đó là chánh văn phòng Tiểu ban Nông vận Trung ương, ông Nguyễn thiện là nhân viên đánh máy văn phòng Trung ương, cơ quan lúc đó có khoảng 20 người, đồng chí Hồ viết Thắng uỷ viên Trung ương Đảng là Trưởng ban Tiểu ban Nông vận, phó ban là đồng chí Trần Đào, Nguyễn Hữu Thái. Bộ phận hành chính gồm đồng chí Đức đánh máy, đồng chí Tuấn in Li tô, đồng chí Dương, ông Trọng làm cấp dưỡng, cán bộ chuyên môn có đồng chí Trần Đức Thịnh, Phạm Khắc Soạn, Trương Hoàng Hà, Lê Du, Trịnh Trương, Nguyễn Hữu Đàm, Nguyễn Thanh Phong.  Các đồng chí trong cơ quan thường xuyên thay nhau đi cơ sở nắm tình hình của các liên khu, tỉnh, chỉ đạo, vận động phong trào thi đua yêu nước. Nông dân tuyên truyền đóng thuế nông nghiệp… chính sách giảm tô, giảm thuế tiến tới chuẩn bị cải cách ruộng đất. Trung ương Đảng cũng tăng cường cho hội một số đồng chí ở miền Nam ra: Nguyễn Đại, Dân Tôn Tử, Khu V có đồng chí Nguyễn Văn, Khu III có đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng… Vào năm 1952 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và làm việc với Tiểu ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân cứu quốc Việt Nam.

Thời đó, nhiệm vụ của Tiểu ban Nông vận Trung ương là xây dựng các Hội Nông dân Cứu Quốc, truyền đạt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động giảm tô, giảm tức, cấp ruộng đất cho nông dân, tăng gia sản xuất chống đói, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, xoá nạn mù chữ, tập huấn quân sự tại các vùng tự do. Tiểu ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân Cứu Quốc Việt Nam tuyên truyền phát động quần chúng thực hiện chính sách mới, thành lập đội công tác đến các tỉnh, mở cuộc vận động giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất… góp phần tạo ra động lực và đem lại quyền lợi thiết thực cho nông dân nhiều vùng tự do nỗ lực thi đua kháng chiến kiến quốc. Trong thư gửi Hội nghị Chủ tịch Hồ chí minh đánh giá cao vị trí, vai trò và tiềm lực lớn lao của giai cấp nông dân cả nước trong đấu tranh giành chính quyền và sự nghiệp kháng chiến. Các đại biểu Hội nghị nhất trí thành lập Hội Nông dân Cứu Quốc Trung ương (sau đổi Ban liên lạc nông dân toàn quốc) và bầu ra Ban chấp hành lâm thời Hội gồm các đồng chí Hồ Viết Thắng (Trưởng ban), Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, các đồng chí Đài, Di, Thường, Hùng. Được sự đồng ý của Trung ương sau khi làm công tác chuẩn bị, Ban liên lạc nông dân toàn quốc quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ hai (tháng 3 năm 1951) tại thôn Quắc, xã bình Nhân, huyện Chiêm Hoá, hơn 100 đại biểu về dự, hội nghị đánh giá phong trào nông dân, hoạt động của tổ chức hội và quán triệt nhiệm vụ Hội nông dân trước yêu cầu, nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến đến toàn thắng. Tổng bí thư Trường Chinh đến dự và phát biểu về tuyên ngôn và chính cương của Đảng, chủ trương của Đảng đối với nông dân và chính sách ruộng đất. 

Phong trào cách mạng của giai cấp nông dân và Hội Nông dân đã đóng góp phần quan trọng vào thắng lợi của các chiến dịch. Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ và thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam. Hoà bình được lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hình 1: Bia lưu  niệm của di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh địa điểm di tích Cơ quan Nông vận Trung ương và Hội nông dân cứu quốc Việt Nam

Ngày nay, địa điểm di tích được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã được chính quyền địa phương dựng nhà bia ghi dấu sự kiện nơi làm việc của Tiểu ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân cứu quốc Việt Nam. Vào năm 2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh địa điểm di tích Cơ quan Nông vận Trung ương và Hội nông dân cứu quốc Việt Nam.

Địa chỉ Xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Giờ mở cửa 07:00:00
Giờ đóng cửa 17:00:00
Số điện thoại Anh Đức, Ban quản lý ATK: 09135544791
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 2 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


    Chưa có bình luận nào.....

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ
SƠ ĐỒ ĐỊA ĐIỂM DI TÍCH CƠ QUAN NÔNG VẬN TRUNG ƯƠNG VÀ HỘI NÔNG DÂN CỨU QUỐC ĐƯỜNG ĐI KHUÔN VIÊN NHÀ BIA NHÀ BIA C Â Y T R ỒNG C Â Y C ẢNH (NƠITRƯNG B À Y HIỆN V T ) BIA DI TÍCH L Ư HƯƠNG B C THANG B C THANG C Â Y C ẢNH C ỔNG V À O C ÁNH ĐỒNG

Chưa có video cho nội dung này

Chưa có audio cho nội dung này

Địa điểm không tính phí

Điểm du lịch liên quan

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn