en vi
Đền Đuổm

Đền Đuổm

Xã Động Đạt - Phú Lương - Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Đền Đuổm nằm ngay sát quốc lộ 3 đường đi Thái Nguyên - Bắc Kạn, cách thành phố Thái Nguyên hơn 20km về phía Tây Bắc, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tọa lạc dưới chân núi Đuổm (còn có tên gọi khác là Điểm Sơn, Thạch Long), một hệ núi đá vôi hùng vĩ, với sáu ngọn núi đá màu xám cao ngất trông tựa sáu đầu rồng trong tư thế bay bổng, kiêu hãnh và đầy uy linh, đền Đuổm từ lâu đã có tiếng là địa linh, là nơi thờ vị anh hùng dân tộc Dương Tự Minh hay còn gọi là đức thánh Đuổm, vị thủ lĩnh tài ba của phủ Phú Lương dưới các thời vua Lý. Đền Đuổm được xây dựng từ năm 1180, thế kỷ 12, vào thời vua Lý Cao Tông, đến nay đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc truyền thống.

Với hơn 30 năm cai quản phủ Phú Lương xưa (gồm các châu nay là đất thuộc các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn), đức thánh Đuổm Dương Tự Minh là một danh tướng có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống, bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía bắc của đất nước Đại Việt. Ông còn có công khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế và đã đưa vùng đất này trở nên trù phú, bình yên. Đức Thánh Đuổm Dương Tự Minh trở thành biểu tượng anh hùng chống giặc ngoại xâm, giữ vững an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia, cũng như nêu cao tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc.

Ông được nhân dân nhiều nơi yêu mến kính phục, được triều đình nhà Lý tin cậy, tín nhiệm. Với những công lao đóng góp cho đất nước dưới triều nhà Lý, ông được vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128) gả con gái là công chúa Diên Bình vào năm 1127 và được vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) gả cho con gái là công chúa Thiều Dung vào năm 1144. Như vậy, ông là phò mã của hai đời vua nhà Lý.

Khi tuổi cao, ông cùng hai phu nhân là công chúa Diên Bình và Thiều Dung lui về ở ẩn dưới chân núi Điểm Sơn (nay là núi Đuổm). Sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ ông ở núi Đuổm và suy tôn ông là Thánh Đuổm. Với những công lao đóng góp cho đất nước, Dương Tự Minh được triều đình nhà Lý phong là “Uy viễn đôn Tĩnh Cao Sơn quảng độ chi thần”, các triều đại về sau đều có sắc phong ông là “Cao sơn quý minh thượng đẳng thần” và được xem như là vị Thần hộ mệnh cho nhân dân.

Ngày nay, đền Đuổm có kết cấu xây gạch, mái lợp ngói và có Tam quan hướng ra quốc lộ, với các hạng mục chính gồm sân rồng, lầu chuông (hay còn gọi là Phương đình), miếu thờ Sơn thần, đền Hạ hay còn gọi là Phủ Bà, đền Trung, đền Thượng, đền Mẫu Thượng Ngàn, Đình Làng và Thủy Đình.

Thủy Đình, được khánh thành vào năm 2007, nằm phía trước đền Đuổm, là nơi thờ các quan thủy thần để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và phát triển sản xuất nông nghiệp cho nhân dân.

Bước vào cổng đền, du khách sẽ thắp hương tại lư hương đặt trước lầu chuông để bắt đầu hành trình thăm quan đền Đuổm.

Bên trái gác chuông có bia đá trên có ghi thân thế và sự nghiệp của phò mã Dương Tự Minh, thủ lĩnh phủ Phú Lương, phía bên phải là miếu thờ Sơn Thần làm bằng đá tự nhiên, được trạm khắc tinh xảo. Theo dân gian, Sơn Thần là Thần Núi, vị thần cai quản vùng đất, đồi núi nơi đó, sẽ phù hộ cho nhân dân, du khách thập phương có được công việc làm ăn được may mắn, thuận buồm xuôi gió, mọi việc thành công tốt đẹp. Ngay cạnh phía sau gác chuông là sân Rồng. Đây khu vực trung tâm của đền, là nơi dân làng tập trung vào ngày hội, lễ của đền để thực hiện các nghi thức tế lễ.

Đi tiếp lên phía trên, du khách sẽ nhìn thấy phía bên phải tảng đá nhô ra hình hàm long, được gọi là miếu Hàm Long, phía bên trái có tảng đá in hình dấu chân hổ. Đây là hai cảnh trí tự nhiên và có từ xa xưa, thể hiện là nơi có vị trí đắc địa và linh thiêng.

Đền Hạ là nơi thờ hai thánh mẫu, là hai vị phu nhân của đức thánh Đuổm Dương Tự Minh, bên phải là phủ đệ nhất phu nhân công chúa Diên Bình, bên trái là phủ đệ nhị phu nhân công chúa Thiều Dung. Tại mỗi phủ đều có ban thờ ở chính giữa điện, phía trên đặt tượng chân dung công chúa được làm bằng đồng, sơn son thếp vàng đầy uy linh.

Đền Trung là nơi thờ đức thánh Đuổm Dương Tự Minh. Ngôi đền có kiến trúc hình chữ Đinh, vẫn giữ nguyên theo lối kiến trúc cổ thời nhà Lý, đằng trước 3 gian, 1 gian hậu cung đằng sau. Tại ba gian phía trước, gian ở giữa là ban thờ công đồng các quan, phía bên phải theo hướng nhìn từ ngoài vào, là ban thờ quan võ, bên trái ban thờ quan văn. Các quan văn võ là những người giúp việc cho ngài. Trong hậu cung thờ đức thánh Đuổm. Trên cửa chính của đền có ghi bức hoành phi ghi bốn chữ lớn là “Thượng đẳng điểm từ” và hai bên có hai câu đối ghi nhớ công trạng của ông là:

“Quan Triều hiển thánh thiên thu tại”

“Động Đạt giáng thần vạn cổ hinh”.

Hai câu đối có nghĩa:

“Đất Quan Triều hiển thánh từ ngàn năm vẫn còn đó”

“Xã Động Đạt giáng thần muôn đời hương khói thơm ngát”.

Tại hậu cung, nơi thờ đức thánh Đuổm có 2 câu đối:

“Dân đắc Phú Lương mông thánh trạch”

“Sơn khai Động Đạt hộ thần quang”

Có nghĩa:

“Thánh trạch Phú Lương dân thấm khắp”

“Thần quang Động Đạt núi bền lâu”

Hiện nay, trong hậu cung của đền Đuổm còn gìn giữ được một số di vật có giá trị, thuộc nhiều loại hình và niên đại khác nhau như thần phả, sắc phong, bài vị, bát hương cổ làm từ thời Lý, chuông, tượng…

Nằm bên cạnh đền Trung là đình Niêng thờ Thành Hoàng làng, được tu bổ và tôn tạo vào năm 2015. Đình Niêng có kiến trúc hình chữ nhất, mái ngói uốn vòm, có 3 gian thờ tự, gồm ban thờ Trung cung Thành Hoàng, bên phải nhìn từ ngoài vào là ban thờ hội đồng các quan và bên trái là ban thờ quan cố, Lý triều Cao Sơn Nguyễn Quý Công.

Đi qua đền Trung, du khách bước tiếp lên các bậc thang để tới đền Thượng. Nằm sát vát núi Đuổm, được xây bằng đá tự nhiên, đền Thượng là nơi thờ mẫu Thượng Thiên (trong một số tài liệu thì cho rằng đây là nơi thờ Mẫu, mẹ của đức Dương Tự Minh).

Tọa lạc trên các mỏm đá bằng phẳng cao nhất của núi Đuổm, đền Mẫu Thượng Ngàn là nơi giao hòa âm dương trời đất, kết tinh sự linh thiêng của thần linh. Đền Mẫu Thượng Ngàn được trùng tu năm 2008, có kiến trúc hình chữ nhất, mái ngói uốn vòm, có ba gian thờ tự. Ở chính giữa ngôi đền, trên cao nhất là ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu, phía trước và thấp hơn là ban thờ Tứ Phủ Công Đồng, hạ ban là ban thờ ngũ hổ thần quan, thanh xà bạch xà. Phía bên phải từ ngoài nhìn vào là ban thờ Trần Triều, bên trái là ban thờ Bà chúa Sơn Trang.

Cuối cùng, du khách sẽ đến Hang Gió, là hang đá tự nhiên nối từ đỉnh núi Đuốm thông xuống dòng sông ngầm tụ nước thiêng cho Giếng Dội (cách đền Đuổm 500m về phía Đông), tương truyền đó là hồn nàng công chúa Thiều Dung hóa thành, nước giếng tạo thành dòng suối mát miệt mài chảy quanh núi Đuổm cùng năm tháng. Hang Gió là nơi kết nối, giao hòa âm dương, tạo linh khí cho núi Đuổm, mùa Hè hơi mát, mùa Đông hơi nóng bốc lên nghi ngút, tạo cân bằng cho con người khi chiêm ngưỡng đỉnh núi. Phía bên cạnh Hang Gió có bàn cờ tiên, tương truyền xưa kia các vị thần chơi cờ ở đây.

Bên cạnh đó, đền và núi Đuổm còn là một pháo đài kiên cố đánh bại kẻ thù. Xưa kia, đức thánh Đuổm dùng núi Đuổm là nơi hội quân, tích chữ lương thảo, vũ khí đánh đuổi giặc Tống, thì nay, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quân và dân ta đã sử dụng núi Đuổm không chỉ như một pháo đài bất khả chiến bại, mà còn đặt pháo trên đỉnh núi để chống trả máy bay kẻ địch. Núi Đuổm cũng trở thành một trong những địa điểm dừng chân an toàn của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đến căn cứ An toàn khu (ATK) và họp bàn những chuyện tối mật tại đây.

Với ý nghĩa văn hóa tâm linh, là một danh thắng đặc sắc và chứa đựng những giá trị lịch sử trong cuộc kháng chiến cứu quốc thần thánh của dân tộc Việt Nam, đặc biệt nhằm tôn vinh vị anh hùng dân tộc Dương Tự Minh, quần thể di tích lịch sử đền Đuổm tại núi Đuổm đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1993.

Các lễ hội của đền Đuổm gồm mùng 6 tháng Giêng âm lịch là ngày sinh đản của Thánh; ngày 24 tháng 4 là lễ hạ điền; mùng 7 tháng Bảy là lễ thượng điền; 14 tháng Chạp là lễ tất niên. Trong đó, lễ hội vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tương truyền là ngày sinh của đức thánh Đuổm Dương Tự Minh là truyền thống lớn nhất tỉnh Thái Nguyên nhân dịp đầu xuân. Lễ hội Đền Đuổm không chỉ là một loại hình văn hóa dân gian, nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân làng Đuổm mà còn là một nghi lễ tâm linh đặc sắc, biểu thị tín ngưỡng để cầu xin Mẹ đất, Mẹ nước phù hộ cho đất đai màu mỡ, cho nguồn nước không bao giờ cạn, cầu cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng tươi tốt, bội thu, cuộc sống của người dân được ấm lo, khang thái và hạnh phúc quanh năm. Đồng thời, các nghi thức truyền thống này không chỉ tạo không khí phấn khởi cho nhân dân, mà còn bảo tồn, phát huy giá trị văn hoa phi vật thể của đền Đuổm, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. 

Hiện nay, nhân dân ở toàn bộ vùng “Thượng Đu Đuổm, hạ Lục Đầu; 200 xã lưỡng biên giang thờ”, nghĩa là: “Từ thượng du các vùng Đu, Đuổm cho đến sông Lục Đầu có 200 xã bên sông thờ phụng” và hầu như toàn bộ vùng Thái Nguyên đâu đâu cũng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao trấn giữ, che chở cho nhân dân ở các vùng biên viễn xa xôi phía Bắc của tổ quốc.

Đền Đuổm không chỉ là quần thể di tích lịch sử, văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, có kiến trúc đẹp và uy nghiêm, mà còn là điểm sáng du lịch, danh lam thắng cảng nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Hàng năm, đền Đuổm thu hút hàng triệu lượt khách thập phương về thăm quan, chiêm bái, cũng như tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, cùng những giá trị văn hóa truyền thống, tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc, giàu đức độ và tài năng, đức thánh Đuổm - Dương Tự Minh.

Đền Đuổm nằm ngay sát quốc lộ 3 đường đi Thái Nguyên - Bắc Kạn, cách thành phố Thái Nguyên hơn 20km về phía Tây Bắc,thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tọa lạc dưới chân núi Đuổm (còn có tên gọi khác là Điểm Sơn, Thạch Long), một hệ núi đá vôi hùng vĩ, với sáu ngọn núi đá màu xám cao ngất trông tựa sáu đầu rồng trong tư thế bay bổng, kiêu hãnh và đầy uy linh, đền Đuổm từ lâu đã có tiếng là địa linh, là nơi thờ vị anh hùng dân tộc Dương Tự Minh hay còn gọi là đức thánh Đuổm, vị thủ lĩnh tài ba của phủ Phú Lương dưới các thời vua Lý. Đền Đuổm được xây dựng từ năm 1180, thế kỷ 12, vào thời vua Lý Cao Tông, đến nay đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc truyền thống.

Theo các tài liệu lịch sử, cùng những câu truyện truyền miệng hay thần phả của vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên, có nhiều huyền tích về Đức thánh Đuổm như chuyện Chiếc áo tàng hình; Câu chuyện về sự tích giếng Dội; Sự tích ao Chuông Lăn và Thánh Đuổm trị tà thần,… Với hơn 30 năm cai quản phủ Phú Lương xưa (gồm các châu nay là đất thuộc các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn), đức thánh Đuổm Dương Tự Minh là một danh tướng có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống, bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía bắc của đất nước Đại Việt. Ông còn có công khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế và đã đưa vùng đất này trở nên trù phú, bình yên. Đức Thánh Đuổm Dương Tự Minh trở thành biểu tượng anh hùng chống giặc ngoại xâm, giữ vững an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia, cũng như nêu cao tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc. Ông được nhân dân nhiều nơi yêu mến kính phục, được triều đình nhà Lý tin cậy, tín nhiệm.

Với những công lao đóng góp cho đất nước dưới triều nhà Lý, ông được vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128) gả con gái là công chúa Diên Bình vào năm 1127 và được vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) gả cho con gái là công chúa Thiều Dung vào năm 1144. Như vậy, ông là phò mã của hai đời vua nhà Lý.

Khi tuổi cao, ông cùng hai phu nhân là công chúa Diên Bình và Thiều Dung lui về ở ẩn dưới chân núi Điểm Sơn (nay là núi Đuổm). Sử sách không ghi rõ năm sinh, năm mất của Dương Tự Minh, chỉ biết ông sống vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ ông ở núi Đuổm và suy tôn ông là Thánh Đuổm.Với những công lao đóng góp cho đất nước, Dương Tự Minh được triều đình nhà Lý phong là “Uy viễn đôn Tĩnh Cao Sơn quảng độ chi thần”, các triều đại về sau đều có sắc phong ông là “Cao sơn quý minh thượng đẳng thần” và được xemnhư là vị Thần hộ mệnh cho nhân dân.

Qua chính sử và một số tư liệu còn lưu giữ ở những nơi thờ tự liên quan, Đức thánh Đuổm Dương Tự Minh được ghi nhận là một vị thủ lĩnh người Tày có tài, có đức, thẳng thắn, chính trực, tận trung và có nhiều đóng góp trong việc giữ yên biên giới quốc gia, có uy tín với đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc.

Hiện nay, khắp các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn đều có đền thờ Đức thánh Đuổm Dương Tự Minh, trong đó, đền Đuổm tọa lạc ở núi Đuổm huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, là nơi thờ chính, cũng là địa danh tương truyền cuối đời ông về ở ẩn và thác tại đây.

Theo truyền thuyết và thần phả, cha của Dương Tự Minh là Quan châu mục họ Dương, một dòng tộc đầy thế lực của người Tày ở vùng phủ Phú Lương. Ông từng là thủ lĩnh trong vùng, lập nhiều chiến công chống quân Tống xâm lược lần thứ hai trên chiến tuyến sông Cầu. Ông vốn người trung hậu, giàu lòng nhân từ có bao nhiêu bổng lộc đều chia sẻ cho mọi người nên về già không có nhà cao cửa rộng và của riêng. Mãi đến năm ông bà ở tuổi 70 mới sinh cậu con trai. Lúc bà sinh con, bỗng thấy từ túp lều bừng lên sáng rực, lấp lánh như ánh hào quang, ánh sáng ấy như tỏa ra từ đứa con trai. Do đó ông đặt tên con là Tự Minh, tức là tự mình sáng lên.

Từ nhỏ, Dương Tự Minh đã có tiếng là người thông minh, hiểu rộng, lại được cha dạy võ nghệ, quân cơ nên có chí khí hơn người. Nhưng ông sớm mồ côi cha và ở với mẹ. Năm Dương Tự Minh ngoài 20 tuổi, trong vùng bọn phỉ tặc hoành hành cướp phá, dân tình vô cùng khốn khổ. Dương Tự Minh thành lập đội dân binh, hàng trăm trai tráng trong vùng, đứng lên tiêu diệt phỉ, bảo vệ làng bản yên bình. Vào năm Đinh Mùi (1127) vua Lý Nhân Tông liền mời Dương Tự Minh về triều ban thưởng nhiều của cải vàng bạc, gả con gái là công chúa Diên Bình cho và tổ chức đám cưới tại Kinh đô, phong cho chức Châu mục vùng thượng nguyên và trấn trị cả phủ Phú Lương rộng lớn gồm các châu: Thượng Nguyên, Vĩnh Thông, Quảng Nguyên, Cảm Hóa, Vạn Nhai, Tư Nông, Tuyên Hóa, nơi đây là một vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ biên cương đất nước Đại Việt. Không phụ lòng vua, Dương Tự Minh một mặt vỗ về dân chúng, chăm lo xây dựng phủ Phú Lương ngày càng phồn thịnh; mặt khác, trấn áp các bè, đảng để đem lại sự bình yên vùng biên giới.

Năm Đại Định thứ 5 (1144) có kẻ yêu thuật người nước Tống là Đàm Hữu Lượng trốn sang châu Tư Lang, tự xưng là Triệu tiên sinh nói là vâng mệnh đi sứ để dụ dỗ nước An Nam. Các địa phương vùng biên giới có nhiều người cả tin đi theo, Đàm Hữu Lượng đem đồng đảng đến cướp châu Quảng Uyên. Cả triều đình lo lắng, nhà vua cho người đi cầu hiền tài cứu nước. Dương Tự Minh gặp nhà vua để xin xung phong ra chiến trường diệt giặc cứu nước. Đích thân nhà vua trao cho ông thanh Thượng phương bảo kiếm và phong cho chức Đô đốc Thống binh, giao cho 3 vạn binh mã cùng văn thần Nguyễn Như Mai, Lý Nghĩa Vinh đi tiên phong cự chiến. Dương Tự Minh chia quân thành hai đạo, trận chiến diễn ra theo thế gọng kìm, quân nhà Lý tiến công như vũ bão lấy được ải Lũng Đồ, châu Thông Nông đánh thắng và bắt sống được bè đảng của Hữu Lượng là bọn Bá Đại, tổng cộng 21 người.

Sau khi dẹp yên giặc, Dương Tự Minh cho củng cố lại các vùng biên ải, ổn định tinh thần nhân dân, rồi dẫn đoàn quân chiến thắng về kinh đô. Vua Lý sai các quan đại thần ra khỏi kinh thành 10 dặm để đón, nhân dân khắp các bản làng, phố thị mở hội khao quân. Vua Lý Anh Tông thiết triều ban yến và tác thành Dương Tự Minh cùng công chúa Thiều Dung tài sắc vẹn toàn. Sau đó, ông được điều về kinh thành Thăng Long phò vua giúp nước.

Sau hơn 30 năm cống hiến, hoàn thành sự nghiệp, tuổi cao, ông lui về ở ẩn dưới chân núi Điểm Sơn, ngày nay là núi Đuổm và hóa tại đây cùng hai vị phu nhân. Sau khi ông mất, không chỉ tại núi Đuổm, nhân dân ở toàn bộ vùng “Thượng Đu Đuổm, hạ Lục Đầu; 200 xã lưỡng biên giang thờ”, nghĩa là: “Từ thượng du các vùng Đu, Đuổm cho đến sông Lục Đầu có 200 xã bên sông thờ phụng” và hầu như toàn bộ vùng Thái Nguyên đâu đâu cũng lập đền thờ ông và suy tôn ông là Thánh Đuổm để tưởng nhớ công lao trấn giữ, che chở cho nhân dân ở các vùng biên viễn xa xôi phía Bắc của tổ quốc.

Ẩn mình dưới vách núi Đuổm hùng vĩ, với những tán cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, nằm trong thế đất long chầu, hổ phục, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ, có hơn 800 năm tồn tại, qua nhiều lần trùng tu, nhưng đền Đuổm ở Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên vẫn giữ được nét uy nghiêm và vẻ đẹp cổ kính. Ngày nay, đền có kết cấu xây gạch, mái lợp ngói và có Tam quan hướng ra quốc lộ, với các hạng mục chính gồm sân rồng, lầu chuông (hay còn gọi là Phương đình), miếu thờ Sơn thần, đền Hạ hay còn gọi là Phủ Bà, đền Trung, đền Thượng, đền Mẫu Thượng Ngàn, Đình Làng và Thủy Đình.

 

Sau khi gửi xe tại Thủy Đình, được khánh thành vào năm 2007, nằm phía trước đền Đuổm, là nơi thờ các quan thủy thần để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và phát triển sản xuất nông nghiệp cho nhân dân, du khách sẽ tới cổng đền và thắp hương tại lư hương đặt trước lầu chuông để bắt đầu hành trình thăm quan đền Đuổm. Chuông ở lầu chuông sẽ được gióng lên 3 hồi 3 tiếng cùng với chiêng và trống vào mỗi dịp lễ hội hay đại tiệc của đền Đuổm.

Bên trái gác chuông có bia đá trên có ghi thân thế và sự nghiệp của phò mã Dương Tự Minh, thủ lĩnh phủ Phú Lương, phía bên phải là miếu thờ Sơn Thần làm bằng đá tự nhiên, được trạm khắc tinh xảo. Theo dân gian, Sơn Thần là Thần Núi, vị thần cai quản vùng đất, đồi núi nơi đó, sẽ phù hộ cho nhân dân, du khách thập phương có được công việc làm ăn được may mắn, thuận buồm xuôi gió, mọi việc thành công tốt đẹp. Ngay cạnh phía sau gác chuông là sân Rồng. Đây khu vực trung tâm của đền, là nơi dân làng tập trung vào ngày hội, lễ của đền để thực hiện các nghi thức tế lễ.

Đi tiếp lên phía trên, du khách sẽ nhìn thấy phía bên phải tảng đá nhô ra hình hàm long, được gọi là miếu Hàm Long, phía bên trái có tảng đá in hình dấu chân hổ. Đây là hai cảnh trí tự nhiên và có từ xa xưa, thể hiện là nơi có vị trí đắc địa và linh thiêng.

Bước tiếp các bậc thang, du khách sẽ dừng chân ở đền Hạ, nơi thờ hai thánh mẫu, là hai vị phu nhân của đức thánh Đuổm Dương Tự Minh, bên phải là phủ đệ nhất phu nhân công chúa Diên Bình, bên trái là phủ đệ nhị phu nhân công chúa Thiều Dung. Tại mỗi phủ đều có ban thờ ở chính giữa điện, phía trên đặt tượng chân dung công chúa được làm bằng đồng, sơn son thếp vàng đầy uy linh.

Sau khi thắp hương tại đền Hạ, du khách sẽ lên đến đền Trung, là nơi thờ đức thánh Đuổm Dương Tự Minh. Ngôi đền có kiến trúc hình chữ Đinh, vẫn giữ nguyên theo lối kiến trúc cổ thời nhà Lý, đằng trước 3 gian, 1 gian hậu cung đằng sau. Tạiba gian phía trước, gian ở giữa là ban thờ công đồng các quan, phía bên phải theo hướng nhìn từ ngoài vào, là ban thờ quan võ, bên trái ban thờ quan văn. Các quan văn võ là những người giúp việc cho ngài. Trong hậu cung thờ đức thánh Đuổm. Trên cửa chính của đền có ghi bức hoành phi ghi bốn chữ lớn là “Thượng đẳng điểm từ” và hai bên có hai câu đối ghi nhớ công trạng của ông là:

“Quan Triều hiển thánh thiên thu tại”

“Động Đạt giáng thần vạn cổ hinh”.

Hai câu đối có nghĩa:

“Đất Quan Triều hiển thánh từ ngàn năm vẫn còn đó”

“Xã Động Đạt giáng thần muôn đời hương khói thơm ngát”.

Đi vào bên trong đền thờ có 4 câu đối, trong đó hai câu đối đầu là:

 “Thần thụ chí kim hương bất tuyệt”

“Tiên bào tự cổ tích do truyền”

Có nghĩa:

“Thần thụ đến nay hương chẳng rứt”

“Tiên bào từ trước vẫn bay truyền”

Hai câu đối còn lại là:

“Trưởng phù Việt địa trung - hưng - thánh”,

“Danh trấn Nam bang Thượng đẳng thần”

Có nghĩa:

“Trung hưng thánh, công phù đất Việt”

“Thần thượng đẳng, tiếng khắp trời Nam”.

Tại hậu cung, nơi thờ đức thánh Đuổm có 2 câu đối:

“Dân đắc Phú Lương mộng thánh trạch”

“Sơn khai Động Đạt hộ thần quang”

Có nghĩa:

“Thánh trạch Phú Lương dân thấm khắp”

“Thần quang Động Đạt núi bền lâu”

Hiện nay, trong hậu cung của đền Đuổm còn gìn giữ được một số di vật có giá trị, thuộc nhiều loại hình và niên đại khác nhau như thần phả, sắc phong, bài vị, bát hương cổ làm từ thời Lý, chuông, tượng…

Nằm bên cạnh đền Trung là đình Niêng thờ Thành Hoàng làng, được tu bổ và tôn tạo vào năm 2015. Đình Niêng có kiến trúc hình chữ nhất, mái ngói uốn vòm, có 3 gian thờ tự, gồm ban thờ Trung cung Thành Hoàng, bên phải nhìn từ ngoài vào là ban thờ Hội đồng các quan và bên trái là ban thờ quan cố, Lý triều Cao Sơn Nguyễn Quý Công.

Tiếp theo, du khách bước tiếp lên các bậc thang để tới đền Thượng. Nằm sát vát núi Đuổm, được xây bằng đá tự nhiên, đền Thượng là nơi thờ mẫu Thượng Thiên (trong một số tài liệu thì cho rằng đây là nơi thờ Mẫu, mẹ của đức Dương Tự Minh).

Tọa lạc trên các mỏm đá bằng phẳng cao nhất của núi Đuổm, đền Mẫu Thượng Ngànlànơi giao hòa âm dương trời đất,kết tinh sự linh thiêng của thần linh. Đền Mẫu Thượng Ngàn được trùng tu năm 2008, mái ngói uốn vòm, có ba gian thờ tự. Ở chính giữa ngôi đền, trên cao nhất là ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu, phía trước và thấp hơn là ban thờ Tứ Phủ Công Đồng, hạ ban là ban thờ ngũ hổ thần quan, thanh xà bạch xà. Phía bên phải từ ngoài nhìn vào là ban thờ Trần Triều, bên trái là ban thờ Bà chúa Sơn Trang.

Cuối cùng, du khách sẽ đến Hang Gió, là hang đá tự nhiên nối từ đỉnh núi Đuốm thông xuống dòng sông ngầm tụ nước thiêng cho Giếng Dội, tương truyền rằng đó là hồn nàng công chúa Thiều Dung hóa nên, nước giếng tạo thành dòng suối mát miệt mài chảy quanh núi Đuổm cùng năm tháng. Hang Gió là nơi kết nối, giao hòa âm dương, tạo linh khí cho núi Đuổm, mùa Hè hơi mát, mùa Đông hơi nóng bốc lên nghi ngút, tạo cân bằng cho con người khi chiêm ngưỡng đỉnh núi. Phía bên cạnh Hang Gió có bàn cờ tiên, tương truyền xưa kia các vị thần chơi cờ ở đây.

Bên cạnh đó, đền và núi Đuổm còn là một pháo đài kiên cố đánh bại kẻ thù. Xưa kia, đức thánh Đuổm dùng núi Đuổm là nơi hội quân, tích chữ lương thảo, vũ khí đánh đuổi giặc Tống, thì nay, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quân và dân ta đã sử dụng núi Đuổm không chỉ như một pháo đài bất khả chiến bại, mà còn đặt pháo trên đỉnh núi để chống trả máy bay kẻ địch. Núi Đuổm cũng trở thành một trong những địa điểm dừng chân an toàn của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đến căn cứ ATK và họp bàn những chuyện tối mật tại đây.

Với ý nghĩa văn hóa tâm linh,là một danh thắng đặc sắc vàchứa đựng những giá trị lịch sử trong cuộc kháng chiến cứu quốc thần thánh của dân tộc Việt Nam, đặc biệt nhằm tôn vinh vị anh hùng dân tộc Dương Tự Minh, quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Đuổm tại núi Đuổm đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1993.

Hiện nay, các lễ hội của đền Đuổm gồm mùng 6 tháng Giêng âm lịch là ngày sinh đản của Thánh; ngày 24 tháng 4 là lễ hạ điền; mùng 7 tháng Bảy là lễ thượng điền; 14 tháng Chạp là lễ tất niên. Trong đó, lễ hội truyền thống lớn nhất tỉnh Thái Nguyên nhân dịp đầu xuân là vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tương truyền là ngày sinh của đức thánh Đuổm Dương Tự Minh. Vào ngày này, đồng bào các dân tộc như Tày, Kinh… sinh sống trong vùng đều háo hức, dậy sớm để chuẩn bị cho hội và làm cỗ để rước ra lễ đền. Cỗ thường có hai loại: cỗ chay và cỗ mặn.

Cỗ chay được làm rất cầu kỳ, tượng trưng cho lương khô mà tướng Dương Tự Minh mang đi đánh giặc, gồm 7 thứ bánh: bánh bìa, bánh mật, bánh chè lam, bánh khảo, bánh dày, bánh rán và bỏng nổ. Các bánh có quy định làm vuông, mỗi bề dày 10 phân, bánh bỏng nổ tròn và tobằng quả bưởi. Các loại bánh làm xong chia thành 8 phần, mỗi phần có đủcác loại bánh trên, được đặt vào 8 chiếc mâm bồng vàmang dâng Thánh từ chiều mùng 5. Còn bao nhiêu bánh nhỏ, bình thường sẽ để đặt vào mâm cỗ mặn.

Cỗ mặn có hai loại là cỗ đại hạ và cỗ lễ hay còn gọi là cỗ thờ. Cỗ đại hạ là cỗ để trai đinh cùng phường chạ ăn sau khi lễ. Còn cỗ lễ ngoài mục đích để cúng mà còn là cỗ để thi tài nghệ người xếp cỗ. Vì vậy, cỗ lễ không những đủ thành phần như xôi gấc, lợn quay thịt, gà luộc, mà còn phải được bày đẹp mắt.

Đặc biệt, vào các ngày lễ hội, bao giờ dân làng cũng dâng cúng 12 con cá suối nướng (thường là cá chép). Nghi lễ này là để tưởng nhớ đến việc tướng Dương Tự Minh, người mô côi cha từ nhỏ, phải kiếm sống bằng nghệ câu cá, mò cua bắt ốc nuôi mẹ già (12 con cá tượng trưng cho 12 tháng). Cũng có thể hiểu đây là nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng thờ mặt trăng và ý thức cầu được mùa của cư dân nông nghiệp.

Sau khi đã chuẩn bị xong cỗ, ông thủ đền (hay còn gọi là thủ nhang) chỉ nổi trống ra lệnh rước cỗ vào đền. Cỗ chay trước trước, cỗ mặn rước sau. Nhạc trống, chiêng sẽ vang lên trong quá trình trước cỗ vào đền. Sau khi rước cỗ xong bắt đầu tế lễ. Đến giờ ngọ thì tế lễ xong.

Lễ hội Đền Đuổm kéo dài trong ba ngày 6,7,8 tháng Giêng hàng năm, gồm có hai phần Lễ và Hội. Trong đó phần Lễ được tổ chức theo nghi thức truyền thống gồm: Nghi thức rước đất, rước nước, nghi thức dựng cây Nêu của người Tày, Lễ Mộc Dục, Lễ gia quan, Rước lễ vật vào đền, Đại Tế và khai mạc lễ hội.

Sáng sớm ngày mùng 5 tháng Giêng các đoàn rước tề tựu đông đủ trước sân đền Đuổm để chuẩn bị lễ rước đất, rước nước về đền Đuổm. Nước sẽ được lấy ở giếng Dội, đất được lấy từ bãi bồi của cánh đồng Đuổm, gần giếng Dội. Nước từ giếng Dội được coi là nguồn nước thiêng của mạch nguồn từ núi Đuổm chảy về. Bốn mùa đều có nước trong vắt, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Người dân trong vùng cho rằng đây là vùng đất thiêng, với núi thông thiên, giếng thông địa. Bởi vậy, trong những ngày lễ hội tháng Giêng nhân dân làng Đuổm và đồng bào các dân tộc trong vùng lại về đây rước hồn nước thiêng về đền Đuổm dâng cúng.

Đoàn rước nước, rước đất trở về, tập trung tại sân rồng đền Đuổm để làm các nghi thức cúng lễ. Chủ tế thực hành nghi lễ xin đưa nước thiêng, đất thiêng vào đền Trung. Nước và đất được chủ tế rước đặt vào trong hậu cung của đền. Nước thiêng được dùng làm lễ mộc dục (tức là lễ tắm bài vị, tượng thánh) và cho vào bát để thờ. Nước dùng cho lễ mộc dục không hết thì sẽ được mang tưới vào các gốc cây to với mong muốn cây được thần linh bảo trợ để sinh sôi, phát triển. Cây cũng đại diện cho sự sống của người dân trong vùng nên hành động tưới nước thiêng cho cây là mong muốn của con người được tăng sinh lực cho chính họ và cây cối trong khu vực.

Lễ rước nước, rước đất cũng có ý nghĩa tái hiện việc công chúa Thiều Dung và công chúa Diên Bình không chỉ giúp ông an dân, trị quốc mà còn đảm đang hướng dẫn người dân làng Đuổm xưa biết làm lúa nước để có cuộc sống đủ đầy, mùa màng tốt tươi.

Các nghi thức truyền thống tại lễ hội Đền Đuổm không chỉ là một loại hình văn hóa dân gian, nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân làng Đuổm mà còn là một nghi lễ tâm linh đặc sắc, biểu thị tín ngưỡng để cầu xin Mẹ đất, Mẹ nước phù hộ cho đất đai màu mỡ, cho nguồn nước không bao giờ cạn, cầu cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng tươi tốt, bội thu, cuộc sống của người dân được ấm lo, khang thái và hạnh phúc quanh năm. Đồng thời, các nghi thức truyền thống này không chỉ tạo không khí phấn khởi cho nhân dân, mà còn bảo tồn, phát huy giá trị văn hoa phi vật thể của đền Đuổm, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. 

Ngay sau phần Lễ là đến phần Hội, du khách được tham gia các trò chơi như hoạt động như Thi trưng bày trang trí mâm cỗ sản vật của địa phương cúng tiến vào Đền Đuổm, thi trình diễn sao chè, thi trình diễn giã bánh dày, thi trình diễn trang phục dân tộc, thi văn nghệ như hát then, hát ví, hát lượn, hát Soọng Cô. Đến với lễ hội đền Đuổm,du khách và nhân dân trong vùng còn được trải nghiệm các trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, đẩy gậy, đánh đu, tung còn, bịt mắt đập niêu, bắn nỏ, múa kỳ lân. Các trò chơi cùng diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi như sân đền, phía trước Thủy Đình và các khu vực xung quanh đền.

Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức các sản vật đặc sản đặc trưng nhất của địa phương như các loại bánh trưng, bánh dày, bánh gio, bánh lẳng, bánh sừng bò, bánh lá ngải, xôi ngũ sắc, rượu nếp cái hoa vàng, chè mật ong rừng…

Lễ hội đền Đuổm có giá trị lịch sử to lớn, đánh dấu thời kỳ nhà Lý củng cố khối đoàn kết dân tộc và mở rộng ảnh hưởng của triều đình lên miền biên viễn. Đồng thời, lễ hội này cũng thể hiện sự suy tôn của cộng đồng các dân tộc vùng Đông Bắc đối với công lao to lớn của đức Thánh Đuổm Dương Tự Minh. Các nghi lễ, hoạt động trong lễ hội cũng thể hiện tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp, ước mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi cho nhân dân. Hơn nữa, lễ hội cũng là môi trường giáo dục về lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, giúp tăng cường mối đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong làng, giữa các thôn xóm và gia đình. Với giá trị tiêu biểu đó, lễ hội đền Đuổm được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL ngày 23/01/2017.

Ngoài ra, du khách có thể tự sắm lễ chay hoặc lễ mặn (như xôi, gà, rượu thịt, trầu cau...) hay bánh kẹo, hoa quả để thắp hương tại đền. Trong tâm thức của người dân, đền Trung để xin Thánh cầu về công việc thăng tiếng, học hành đỗ đạt, giải hạn; đền Hạ xin cầu về bản mệnh, cầu tựvà lộc làm ăn; đền Thượng cầu tài lộc; đền Mẫu Thượng Ngàncầu về sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, tài lộc, bình an, gặp nhiều may mắn.

Ngày nay, đền Đuổm, đền tại Thái Nguyên không chỉ là quần thể di tích lịch sử ở Thái Nguyên, văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, có kiến trúc đẹp và uy nghiêm, mà còn là điểm sáng du lịch, danh lam thắng cảnh ở Thái Nguyên nổi tiếng của nói riêng và cả nước nói chung. Hàng năm, đền Đuổm thu hút hàng triệu lượt khách thập phương về thăm quan, chiêm bái, cũng như tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, cùng những giá trị văn hóa truyền thống, tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc, giàu đức độ và tài năng, đức thánh Đuổm - Dương Tự Minh.

Địa chỉ Xã Động Đạt - Phú Lương - Thái Nguyên
Giờ mở cửa 19:00:00
Giờ đóng cửa 22:00:00
Số điện thoại 0912773254
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 1 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


  • Hoàng Công Ngọc

    17/03/2023

    Một nơi đáng tới ở Thái Nguyên

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ
- LƯU HƯƠNG - - LƯU HƯƠNG - - LƯU HƯƠNG - - LƯU HƯƠNG - - LƯU HƯƠNG -- ĐÌNH NIÊNG -- ĐỀN MẪU -- ĐỀN THƯỢNG - - ĐỀN TRUNG - - KHUÔN VIÊN ĐỀN TRUNG - - KHUÔN VIÊN PHỦ BÀ THIỀU DUNG - - PHỦ BÀ THIỀU DUNG - - P - - BẬC THANG LÊN - - BẬC THANG LÊN - - BẬC THANG LÊN - - BẬC THANG LÊN - BIA GHI THÔNG TIN LỊCH SỬ ĐỀN - KHUÔN VIÊN PHỦ BÀ DIÊN BÌNH -- BẬC THANG LÊN - - BẬC THANG LÊN - - BẬC THANG LÊN - - KHUÔN VIÊN ĐỀN MẪU -- HANG GIÓ -- KHOẢNG SÂN RỘNG TRƯỚC ĐỀN - - KHUÔN VIÊN HANG GIÓ - - BẬC THANG ĐI LÊN - - PHỦ BÀ DIÊN BÌNH -- CÂY CỔ THỤ - - NHÀ BAN QUẢN LÍ ĐỀN -- MIẾU HÀM LONG -- THỦ Y ĐÌNH - - MIẾU THỜ SƠN THẦN - MIẾU GHITHÔNG TIN - DẤU CHÂN HỔ -- KHUÔN VIÊN ĐỀN NẰM TRÊN NÚI - - SÂN ĐỀN -- NHÀ KHÁCH -- LẦU CHUÔNG - - BẬC THANG ĐI LÊN - - BẬC THANG ĐI LÊN - - BẬC THANG ĐI LÊN - - BẬC THANG ĐI LÊN - - BẬC THANG ĐI LÊN - - BẬC THANG ĐI LÊN - - BẬC THANG ĐI LÊN - - BẬC THANG ĐI LÊN - - BẬC THANG ĐI LÊN - - BẬC THANG ĐI LÊN - CỔNG VÀO CỔNG ĐỀN ĐƯỜNG ĐIĐƯỜNG ĐI Biển Báo SƠ ĐỒ ĐỀN ĐUỔM

Địa điểm không tính phí

Điểm du lịch liên quan

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn