en vi
Đồi ông Đống

Đồi ông Đống

Thuộc cả tổ 11 và 12, Phường Đồng Quang, Thành Phố Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Đồi Ông Đống hiện vẫn còn và đang nằm trên địa phận tổ 11 và tổ 12, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. Trên đồi bây giờ được trồng rất nhiều cây keo bao phủ, xung quanh chân đồi là nhà của dân cư xây dựng kín. Theo các cụ trong làng kể lại, vào những năm giặc Mỹ leo thang đánh phá miền bắc, thành phố Thái Nguyên là một trong những trọng điểm bị máy bay địch bắn phá ác liệt. Trước tình hình đó, quân dân Thái Nguyên đã xây dựng trận địa đón đánh địch ở hầu hết các cao điểm, trong đó có đồi Ông Đống. Đến ngày 10/02/1965, Bộ Tư lệnh Quân khu Việt Bắc đã quyết định chuyển vị trí đóng quân đến khu vực đồi Ông Đống.

Để bảo đảm an toàn cho các đồng chí làm nhiệm vụ chỉ huy, lãnh đạo Quân khu đã triển khai đào hầm ngầm trú ẩn dưới đồi Ông Đống để sơ tán phòng không. Tháng 6/1965, cán bộ, chiến sĩ lực lượng công binh thuộc Quân khu I bắt đầu vào cuộc. Ban đầu là Đại đội 61 và Đại đội công binh của Trung đoàn 246 thi công; sau đó sáp nhập thành Tiểu đoàn 61, rồi phát triển thành công trường 60, quân số công trường được bổ sung thêm từ các Tỉnh đội trong Quân khu I. Nhằm hoàn thành công trình địa đạo nhanh nhất, công trường thực hiện thi công 24 giờ trong ngày và được đào từ hai đầu vào. Khoảng hơn 130 người thực hiện đánh mìn, đào đất và xây dựng trong thời gian gần chín tháng đã hoàn thành. Tháng 2/1966, địa đạo Ông Đống và công trình nhà ở, làm việc của Tư lệnh Quân khu được đưa vào sử dụng, phục vụ chiến đấu. Trên đồi được bố trí bảy trận địa của dân quân, sáu trận địa của bộ đội chủ lực, bao gồm cả pháo và tên lửa phòng không. Đặc biệt, trong lòng đồi Ông Đống còn có một địa đạo (hầm ngầm) được xây dựng hiện đại.

Sau năm tháng ở và làm việc, đến tháng 7-1966, Bộ Tư lệnh Quân khu chuyển đến vị trí mới, địa đạo và các công trình trên mặt đất được Quân khu sử dụng làm kho quân nhu. Năm 1982, kho quân nhu chuyển về cơ quan Quân khu, chỉ giao nhiệm vụ trông coi cho một chiến sĩ. Bởi thế, cả khu đất cỏ cây mọc lấn lướt, nhà cửa xuống cấp, các cánh cửa vào địa đạo bị đốt phá, tháo dỡ mang đi. Năm 1989, Bảo tàng Lực lượng vũ trang Việt Bắc được Quân khu giao nhiệm vụ tiếp quản, xây dựng trụ sở nhà làm việc, nhà trưng bày. Năm 1995, công trình địa đạo đồi Ông Đống được Quân Khu giao lại cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên quản lý, bảo vệ. Kể từ đó, địa đạo “nội bất xuất, ngoại bất nhập” vì các cửa hầm được xây bịt lại. 

Hình 1. Rừng cây phía trước chính là vị trí của Đồi Ông Đống ngày nay

(Nguồn: Tư liệu nhóm nghiên cứu)

Đến năm 2013, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên lại bàn giao địa đạo đồi Ông Đống cho Bảo tàng Lực lượng vũ trang Việt Bắc nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích. Để trên cơ sở đó, Bảo tàng Quân khu có cơ sở tu bổ, tôn tạo, phục hồi, phát huy giá trị lịch sử của di tích trong việc tuyên truyền giáo dục lịch sử, truyền thống… Nhưng đã nhiều năm nay, Di tích vẫn chưa thật sự phát huy được giá trị giáo dục truyền thống.

 

 

 

Địa chỉ Thuộc cả tổ 11 và 12, Phường Đồng Quang, Thành Phố Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên
Giờ mở cửa 07:00:00
Giờ đóng cửa 17:00:00
Số điện thoại Mr. Dung (Leader of Group 12): 0394215753
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 1 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


    Chưa có bình luận nào.....

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ

Chưa có dữ liệu cho địa điểm này

Chưa có video cho nội dung này

Chưa có audio cho nội dung này

Địa điểm không tính phí

Điểm du lịch liên quan

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn