en vi
Nơi ở và nơi làm việc của Hội Phụ nữ Việt Nam

Nơi ở và nơi làm việc của Hội Phụ nữ Việt Nam

xóm Thẩm Dọc, Xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Điềm Mặc nằm ở trung tâm của ATK Định Hóa, là nơi ra đời, đặt trụ sở của nhiều cơ quan, cũng như địa điểm làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trong đó có trụ sở cơ quan của Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc (giai đoạn 1949-1951), nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam. Nơi đây cách không xa nơi ở và làm việc của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Cục Thông tin.

Địa điểm nơi ở và làm việc của Hội phụ nữ Việt Nam hay địa điểm cơ quan Hội LHPN Việt Nam nằm trên đồi Pù Ngạm Ngà thuộc xóm Thẩm Dọc 1, xã Điềm Mặc. Đây là nơi đồng chí Hoàng Ngân (Phạm Thị Vân), Bí thư Đảng Đoàn, Bí thư Đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt Nam (tháng 1/1948), Phụ trách Báo Phụ nữ Việt Nam (ra số đầu ngày 8/3/1948) ở và làm việc, cũng là nơi làm việc của Đoàn Phụ nữ Cứu quốc và Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.  

Đồng chí Hoàng Ngân tên thật là Phạm Thị Vân sinh năm 1921 tại Hải Phòng, là con gái của nhà tư sản dân tộc Phạm Trung Long. Đồng chí sớm giác ngộ cách mạng và nhanh chóng trở thành một cán bộ xuất sắc, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 17 tuổi (1938). Tháng 1/1941, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 12 năm tù giam tại nhà tù Hỏa Lò. Tháng 3/1945, lợi dụng thời cơ Nhật đảo chính Pháp, đồng chí cùng một số chị em thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò tiếp tục hoạt động cách mạng. Trong những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa, đồng chí Hoàng Ngân đã tổ chức đội nữ du kích Minh Khai. Từ năm 1946- 1947, đồng chí tích cực hoạt động trong phong trào phụ nữ và được cử làm Bí thư Trung ương lâm thời Đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt Nam, rồi thành Bí thư Ban Phụ nữ cứu quốc Bắc Bộ. Từ 1948-1949, kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt, Hội Liên hiệp phụ nữ phải đi nhiều nơi như Thái Nguyên, Bắc Kạn… nhưng đồng chí vẫn không ngừng đẩy mạnh phong trào, sáng lập tờ báo Tiếng gọi phụ nữ (tiền thân báo Phụ nữ Việt Nam) với bài xã luận gây nhiều tiếng vang

Trong suốt những năm tháng ở Điềm Mặc, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được Đảng bộ, chính quyền cùng bà con dân tộc ở Thái Nguyên đùm bọc, giúp đỡ và bảo vệ. Cũng trong thời gian này, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 1950-1956 từ ngày 14/4 đến ngày 19/4/1950 tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên đã ra Nghị quyết Hợp nhất Đoàn Phụ nữ Cứu quốc vào Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 

Ngày 17/7/1949, sau một cơn sốt rét ác tính, đồng chí Hoàng Ngân qua đời tại Việt Bắc khi vừa 28 tuổi. 

Sau khi bà mất, các tỉnh đội Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình đã lập các đội du kích Hoàng Ngân, một trường đào tạo cán bộ phụ nữ mang tên bà, các con phố mang tên Hoàng Ngân (ở Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội). Đồng chí Hoàng Ngân đã được phong tặng và truy tặng các danh hiệu: Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh… Sau khi đồng chí Hoàng Ngân mất (17/7/1949), Bác Hồ đã đồng ý đổi tên cho đồi Pù Ngạm Ngà là đồi Hoàng Ngân để tưởng nhớ tới đồng chí, người Anh hùng, Liệt sỹ Hoàng Ngân - người lãnh đạo đầu tiên của Đoàn phụ nữ cứu quốc, người Bí thư đầu tiên của Trung ương Đoàn Phụ nữ cứu quốc, đồng thời là người sáng lập, Tổng Biên tập đầu tiên của tờ báo Tiếng gọi Phụ nữ, tiền thân của Báo Phụ nữ Việt Nam.

Tại nơi này, ngày 13/3/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, trao đổi công việc với Ban chấp hành Hội.

Hiện nay, phần mộ của đồng chí Hoàng Ngân được dời từ Thái Nguyên về nghĩa trang Mai Dịch bên cạnh chồng bà – nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ để được yên nghỉ mãi mãi bên nhau.

Ngay nay, đường vào địa điểm trụ sở Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc nay vẫn rợp bóng mát của cọ và tre nứa, nơi đây đã được dựng nhà bia di tích, biển đá giới thiệu để nhắc nhớ các thế hệ đi sau về những sự kiện lịch sử năm xưa.

Hình 1: Lễ khánh thành di tích Nơi ở làm việc của Hội Phụ nữ Việt Nam (1948-1950)

Hình 2: Toàn cảnh điểm di tích Nơi ở làm việc của Hội Phụ nữ Việt Nam (1948-1950)

Địa chỉ xóm Thẩm Dọc, Xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Giờ mở cửa 07:00:00
Giờ đóng cửa 17:00:00
Số điện thoại Anh Đức, Ban quản lý ATK: 09135544791
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 2 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


    Chưa có bình luận nào.....

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ
SƠ ĐỒ DI TÍCH ĐỊ A ĐIỂM Y TRỒNG BIA GHI SỰ KIỆN LƯ HƯƠNG KHUÔN VIÊN CỦA ĐIỂM DI TÍCH NHÀ BIA SỰ KIỆN BIA GHI THÔNG TIN SỰ KIỆN ĐỒI CÂY CHÈ ĐỒI CÂY CHÈ BẬC THANG RUỘNG RUỘNG C ỔNG V À O ĐƯỜNG ĐI NƠI Ở VÀ LÀM VIỆC CỦA HỘI PHỤ NỮ VIỆ T NAM

Chưa có video cho nội dung này

Chưa có audio cho nội dung này

Địa điểm không tính phí

Điểm du lịch liên quan

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn