en vi
Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng ở Phụng Hiển (1947 -1949)

Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng ở Phụng Hiển (1947 -1949)

Đồi Khuổi Khê, bản Phụng Hiển , Xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Sau ngày tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), thực dân Pháp bộc lộ dã tâm quay trở lại áp đặt chế độ cai trị, cướp bóc nước ta một lần nữa. So sánh về thế và lực, giữa ta và thực dân Pháp xâm lược, Pháp tuy mới giành lại đất nước sau khi phát xít Đức thua trận nhưng vẫn là nước công nghiệp phát triển, có đội quân xâm lược nhà nghề, trang bị vũ khí hiện đại, được đế quốc Mỹ và Anh tiếp tay cùng với sự đồng lõa của quân Tưởng và bọn Việt Quốc, Việt Cách cùng vây riết hòng lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ. Về phía ta lực lượng quân đội còn non yếu, nguồn tài chính quốc gia hầu như cạn kiệt, nhân dân vừa qua nạn đói, với hơn hai triệu người chết đói, một bộ phận nhân dân còn dao động chưa tin vào chế độ mới, kẻ thù lôi kéo chống lại cách mạng. Vì vậy ta không thể đem toàn bộ lực lượng một phen sống chết với thực dân Pháp xâm lược, mà phải tranh thủ hòa bình, phải nhân nhượng, thực hiện phương châm “Hòa để tiến” đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài khó tránh khỏi. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ chọn huyện Định Hóa cùng với Đại Từ, Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên), các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) xây dựng thành An toàn khu (ATK) của Trung ương trong căn cứ địa Việt Bắc để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946), Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh di chuyển lên ATK (An toàn khu) Trung ương tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo kháng chiến, tại xã Thanh Định nay là xã Điềm Mặc tập trung các cơ quan Trung ương Đảng: đồi Khau Tý là địa điểm đầu tiên Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch nước đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đến ở, làm việc (từ 20/5 đến 11/10/1947) khi Người di chuyển từ thủ đô Hà Nội lên ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Tôn Đức Thắng, Phó ban Thường trực Quốc hội ở xóm Bản Bắc sau sang xóm Đồng Mụa, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ ở đồi Khảu Tràng trong bản Giáo, đồng chí Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh ở đồi Khảu Goại, xóm Roòng Khoa... Ngoài ra ở Điềm Mặc còn có các cơ quan Trung ương khác như: Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Ủy ban hòa bình Việt Nam, Tiểu ban Nông vận, Hội nông dân cứu quốc và Bộ tổng tham mưu...

Điểm dừng chân đầu tiên của Tổng Bí thư Trường Chinh, đồng chí Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ... tại ATK Định Hóa là ở nhà sàn của dân xã Quảng Nạp (nay là xã Bình Thành), nơi giáp ranh với xã Minh Tiến, huyện Đại Từ cửa ngõ vào ATK, có chợ quê kháng chiến, một thị tứ khá đông đúc đầu năm 1947 của chiến khu Việt Bắc. Cùng di chuyển, đặt cơ quan làm việc với đồng chí Trường Chinh, ngoài Văn phòng Trung ương Đảng do đồng chí Lê Văn Lương làm phụ trách, còn có bộ phận biên tập, phóng viên báo sự thật của Đảng, Ban tổ chức Trung ương chủ yếu di chuyển quanh dưới chân dãy núi Hồng từ xã Điềm Mặc lên xã Phú Đình.... đứng chân ở Quảng Nạp một vài tháng, Tổng Bí thư cùng văn Trung ương di chuyển lên đồi Khau Khuống, địa bàn xóm Phụng Hiển. Thời gian ấy Phụng Hiển chỉ có 6 nóc nhà ở rải rác, thời gian đầu đồng chí Trường Chinh cùng gia đình đã ở nhà bà Phùng Thị Vân, gần chân đồi trước khi chuyển ra nhà lán.

Vào một ngày đầu năm khoảng mùng 3 Tết âm lịch (năm 1947), có hai đồng chí tên Thân và Thiện được cử lên khảo sát khu  xóm Phụng Hiển lúc đó chỉ có 6, 7 nóc nhà, gặp ông Lường Văn Lược dân tộc Tày là người dân trong xóm. Hai anh hỏi và nhờ ông tìm giúp một địa điểm an toàn, thuận lợi để dựng nhà lán cho cơ quan Trung ương về làm việc. Sau bữa cơm trưa vẫn còn đậm hương sắc mùa xuân, ông lược đã cùng 2 anh đi vào khu đồi Khau Khuống nơi đây là vùng rừng rậm rạp, nhưng có địa thế cao ráo. Phía sau là rừng núi, nhìn xuống cánh đồng Nạ Đút như những thửa ruộng bậc thang, có con suối Khuổi Khê hiền hòa chảy quang. Anh Thiết nhận xét: chỗ này được đấy, rồi hai anh cảm ơn, về báo cáo cấp trên. Một vài ngày sau đó các anh trở lại cùng toán thợ khá đông lên có nhiệm vụ dựng nhà lán, nhân lực có tay nghề được chọn rất kỹ, ở xóm có ba người được tham gia làm là ông Lược, Ma Đình Lan, Ma Duy Tuyết được dựng nhà cho anh Thận (tức Trường Chinh), công việc làm nhà, dựng lán được tiến hành hết sức khẩn trương và bí mật, vật liệu làm rất đơn giản, chủ yếu là tre nứa, gỗ, do ở đây cọ ít nên lá cọ lợp mái thiếu phải cho người sang tận Phú Đình mua, dùng trâu kéo về. Trong một thời gian ngắn các nhà lán đã làm xong có 5, 6 nhà đất, mái cọ, vách nứa. Xung quanh có đào hào cùng vài ba căn hầm nhằm trú ẩn để phòng tránh máy bay hoặc để họp (có hầm lớn có thể chứa đến 20 người)

Các nhà lán được làm rất khẩn trương, hoàn thành trong khoảng 2 chục ngày. Nhà làm việc của anh Thận, nhà của bà Thận (tức Nguyễn Thị Minh vợ đồng chí Trường Chinh cùng con gái tên là Nga và hai con trai là Bắc và Bích) nằm sát chân đồi, nhà tiếp khách nơi ở của đồng chí thư ký, anh em tòa soạn báo Sự thật, có làm một sân thể thao và nhà hội trường phục vụ hội họp, diễn văn nghệ, nhà của nhân viên phục vụ, nhà bếp và chuồng ngựa ở gần bờ suối Khuổi Khê (lúc đó mới đến có anh Võ, cô Nhạn, bà Nuôi, ông Lê, ông Đức...sau có ông Phục). Thời gian sau các cơ quan đến đông, có bộ đội ở cùng nhà với dân làng. Sau một thời gian từ 1947 – 1949 xóm Phụng Hiển được chia ra 3 khu với tên gọi bí mật: Phòng A nằm ở chân đồi Khảu Khuống là nơi Tổng Bí thư Trường Chinh ở làm việc; Phòng B nơi đặt Văn phòng Trung ương Đảng, nơi đón tiếp các chuyên gia nước ngoài và là nơi ở và làm việc của đồng chí  Lê Văn Lương (1/1946 ông giúp Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo báo Sự thật và nhà xuất bản Sự thật. Sau ngày toàn quốc kháng chiến lần lượt ông được cử làm Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương, trưởng ban tổ chức Trung ương) cùng tòa soạn và nhà in báo Sự thật, với khoảng 20 nhân viên cùng xưởng in với nhiều máy in chữ, in litô; Phòng C ở khu đồi Pụ Miếu là nơi ở và làm việc của đồng chí Trần Đăng Ninh và Ban Kiểm tra Trung ương (cơ quan kiểm tra Đảng của Trung ương thành lập tháng 10/1948). Khu vực Phụng Hiển là vùng rừng rậm an toàn, không có đường lớn, muốn đi đến nơi phải vạch cỏ theo lối bờ ruộng mà đi. Từ khi các cơ quan chuyển đến lập nhiều trạm gác, mỗi trạm cử một bộ đội bảo vệ được trang bị súng, sổ đăng ký làm việc, còi báo động…

Đồng chí Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu, còn có bí danh là Thận, Nhân…), sinh ngày 9/2/1907 trong một gia đình có truyền thống Nho học nổi tiếng của một làng khoa cử - làng Hành Thiện thuộc Tổng Xuân Trường (nay là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy), tỉnh Nam Định. Ông tham gia hoạt động trong các phong trào yêu nước từ những năm 1926 đến khi thành lập Đảng. Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Chinh bằng cả Tâm, Đức, Trí, Dũng của mình đã có nhiều đóng góp nổi bật và cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Với cương vị là Tổng Bí thư (được bầu tại Hội nghị Trung ương Đảng 8 họp từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại Khuổi Nậm, Pắc Bó (Cao Bằng), đồng chí Trường Chinh đã đưa ra nhiều ý kiến chỉ đạo, triển khai các quyết định của Trung ương tới các cơ sở Đảng trong toàn quốc, khẳng định hướng đi tới của cách mạng Việt Nam theo phương hướng chiến lược mới bảo vệ độc lập dân tộc, theo dõi và lãnh đạo phong trào kháng chiến kiến quốc trên cả nước, Tổng Bí thư Trường Chinh đặc biệt chú trọng, dành tâm sức cho ba lĩnh vực công tác đặc biệt quan trọng là: công tác tư tưởng; Công tác xây dựng An toàn khu (ATK) và Công tác vận động, xây dựng lực lượng. Trong thời gian ở và làm việc tại ATK Định Hóa, chiến khu Việt Bắc, để tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, lãnh đạo kháng chiến kiến quốc, Tổng Bí thư chủ trì nhiều Hội nghị, bám sát tình hình thực tiễn, có nhiều chỉ đạo sâu sát, chuẩn bị toàn diện, xây dựng thế và lực cho cuộc kháng chiến. Dưới sự chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư, Trung ương cũng kiện toàn cơ quan chỉ đạo bằng việc lập ra các Ban: Ban tuyên truyền, Đảng vụ, Ban Kiểm tra (16/10/1948) Trung ương, Ban Nông vận (5/12/1948), Ban Dân vận,… Đồng thời mở các lớp huấn luyện về chính trị (đồng chí Trường Chinh là Giám đốc đầu tiên của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc tại làng Luông, xã Bình Thành, tiền thân Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay), mở lớp đào tạo báo chí Huỳnh Thúc Kháng (6/1949)… Từ cuối 1949 – 1950, đặc biệt là sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng nhận định những ảnh hưởng thắng lợi của cách mạng của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của ta: vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đã bị phá vỡ một mảng lớn có lợi cho ta, bất lợi cho địch, ta có chỗ dựa và nguồn viện trợ, địch bị uy hiếp trực tiếp… Yêu cầu phát triển của kháng chiến là phá thế bao vây của địch, giành quyền chủ động trên chiến trường chính. Là những nhà lý luận quân sự sắc bén, từ nơi ở làm việc tại Phụng Hiển, xã Điềm Mặc, ATK Định Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh cùng với ban Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn phân tích kỹ tình hình trong và ngoài nước, thế của ta và địch, thời cơ thuận lợi cho ta quyết định mở một cuộc tổng phản công chiến lược phá vỡ phòng tuyến biên giới phía Đông của địch, cắt đứt đường số 4 nối liền Cao Bằng với Lạng Sơn. Và đến tháng 10/1950, ta mở chiến dịch – chiến dịch Biên giới, bẻ gãy phòng tuyến của quân Pháp, tiêu diệt số lượng lớn quân địch, thu được rất nhiều vũ khí quân trang, nối liền dải biên giới từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Tiên Yên, Móng Cái… Tổng Bí thư Trường Chinh đã tham gia chỉ đạo các chiến dịch lớn trên các chiến trường, công tác chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đào tạo cán bộ, đảm bảo sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến…

Với ý nghĩa lịch sử đó, di tích địa điểm Tổng bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng ở Phụng Hiển (1947-1949) được Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia vào năm 2012.

Figure 1: Monument of the site of General Secretary Truong Chinh and the Central Party Office in Phung Hien (1047-1949)

Ngày nay, di tích này được chính quyền địa phương dựng một bia đá với khuôn viên rộng và thoáng có tường bao quanh. Đây là một trong những địa điểm di tích lịch sử thu hút được nhiều du khách đến thăm quan, tưởng nhớ Tổng bí thư Trường Chinh, một nhà báo chính luận sắc sảo, người anh cả trong làng báo chí cách mạng Việt Nam.

 

 

Địa chỉ Đồi Khuổi Khê, bản Phụng Hiển , Xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Giờ mở cửa 07:00:00
Giờ đóng cửa 17:00:00
Số điện thoại Anh Đức, Ban quản lý ATK: 0913554791
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 2 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


    Chưa có bình luận nào.....

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ
- ĐỒI CÂY - - ĐỒI CÂY - - BIA GHI DẤU SỰ KIỆN - - LƯU HƯƠNG - ĐƯỜNG DÂN SINHSƠ ĐỒ ĐỊA ĐIỂM DI TÍCH TỔNG BÍ THƯ TRƯỜNG CHINH VÀ VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG Ở PHỤNG HIỂN ĐƯỜNG ĐI* Chú thích - KHUÔN VIÊN DI TÍCH - - CÂY RỪNG - CỔNG VÀO

Chưa có video cho nội dung này

Chưa có audio cho nội dung này

Địa điểm không tính phí

Điểm du lịch liên quan

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn