en vi
Nhà lao Thái Nguyên

Nhà lao Thái Nguyên

Tổ 5, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

() Đánh giá

Thời gian mở

Hàng ngày

Nhận thông báo
Đánh dấu đã đến địa điểm này

Nhà Lao Thái Nguyên do Pháp xây dựng năm 1903 - 1904 (cách Trại lính khố xanh khoảng 400m về phía đông bắc; cách “Trại lính Tây” của chủ lực quân sự Pháp đóng ở Thái Nguyên 200m)

Nhà Lao Thái Nguyên được ví với “Địa ngục trần gian Côn Đảo”, giam giữ hơn 200 tù nhân, trong đó có 92 “quốc sự phạm”, là những người đã tham gia phong trào khởi nghĩa Yên Thế, cả những chiến sĩ của các phong trào: Đông Du, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội, như: Ba Nho, Ba Lâm, Bếp Ngọc, Ba Thấu, Hai Vịnh, Ba Quốc, Nguyễn Gia Cầu (tức Tú Hồi Xuân), Vũ Khả Lập (tức Vũ Chi), Trần Bá Cư (tức Tú Nghệ), Nguyễn Văn Chí (tức Ba Chí), Hai Hòa (tức Quan Hai Tầu)… và đặc biệt là Lương Ngọc Quyến. Họ Lương, hiệu là Lập Nham, số tù 1998, lúc này 32 tuổi. Là con trai thứ hai của nhà yêu nước và người sáng lập tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục nổi tiếng Lương Văn Can (tức cụ Cử Can), nhưng tính cả chị gái, nên thường được gọi là “Ba Quyến”. Sớm có tinh thần yêu nước, kế thừa truyền thống của dân tộc và sự nghiệp của gia đình, Lương Ngọc Quyến đã ở trong số những người đầu tiên tham gia Phong trào Đông Du từ năm 1905, sang Nhật học và tốt nghiệp Trường Quân sự Chấn Vũ, về Trung Quốc vào học Trường Quân nhu Quảng Đông, Trường Sĩ quan Bắc Kinh, trở thành nhà quân sự tài năng, Ủy viên Quân vụ của Bộ Chấp hành Việt Nam Quang phục, được cử về nước hoạt động ở Nam Kỳ năm 1914, bị chỉ điểm, phải lộn trở lại Trung Quốc và bị mật thám Anh bắt giao cho Pháp, giải về nước năm 1915. Thực dân Pháp biết Ba Quyến là yếu nhân của Việt Nam Quang phục hội, nên dụ dỗ mua chuộc không được đã kết án tù cấm cố chung thân, giam cầm hết vào Đề lao Sơn Tây, Đề lao Phú Thọ, lại đưa về Hỏa Lò, Hà Nội. Và cuối cùng là từ ngày 25-7-1916 đày lên Nhà lao Thái Nguyên, với dã tâm kết liễu cuộc đời của nhà yêu nước bằng sự đối xử cực kỳ tàn bạo ở nơi địa ngục trần gian này. Nhưng, sau hơn một năm bị đọa đày ở Nhà lao Thái Nguyên, bại liệt nửa người, Lương Ngọc Quyến vẫn tìm mọi cách liên lạc, giác ngộ được những binh sĩ yêu nước, đứng đầu là Đội Cấn ở Trại lính khố xanh và đưa vào kế hoạch tổ chức khởi nghĩa.

 

Bia di tích của nhà Lao Thái Nguyên ở phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên

Cuộc liên minh giữa lực lượng binh sĩ yêu nước ở Trại lính khố xanh do Đội Cấn chỉ huy và lực lượng tù chính trị trong Nhà lao Thái Nguyên do Lương Ngọc Quyến đứng đầu đã hụt hai lần dự định nổi dậy vào tháng 5 rồi tháng 7-1917, trước khi đi đến quyết định cuối cùng: Sẽ nhất định khởi nghĩa vào cuối tháng 8-1917.

Đêm 30 rạng 31 tháng 8 năm 1917, quân khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Giá chỉ huy đã phá nhà tù giải phóng tù nhân, 180 tù nhân đã tham gia khởi nghĩa chống thực dân Pháp.

Hiện nay, Nhà lao còn lại bia di tích nằm giữa trường tiểu học Trưng Vương và Trung học cơ sở Trưng Vương, trên đường Nha Trang.

 

Địa chỉ Tổ 5, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Giờ mở cửa 07:00:00
Giờ đóng cửa 17:00:00
Số điện thoại
Thời gian ghé thăm mỗi lượt 2 Giờ
Đánh giá

Độ hài lòng

Bình Luận


    Chưa có bình luận nào.....

Để lại bình luận của bạn
Sơ đồ

Chưa có dữ liệu cho địa điểm này

Chưa có video cho nội dung này

Chưa có audio cho nội dung này

Địa điểm không tính phí

Nhắn tin

Không thể tải danh sách tin nhắn

Không có tin nhắn nào!

Không thể tải danh sách tin nhắn